Giảm phát thải khí nhà kính bằng phương án lâm sinh
(14:53:25 PM 22/12/2012)(Tin Môi Trường) - Sự nóng lên của khí hậu Trái Đất là nguyên nhân gia tăng nhanh chóng nồng độ khí nhà kính, bao gồm khí cácbonníc (CO2), mêtan (CH4) và khí nitơôxít (N2O).
>> Góp ý Dự thảo Nghị định: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn >> Khởi động Chiến dịch trồng rừng innisfree - WWF tại Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen >> Thúc đẩy loại trừ các chất HFC góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn >> Canon tại Việt Nam ra quân trồng rừng “Vì một Việt Nam xanh” năm 2017 >> Khu du lịch trái phép trong rừng phòng hộ Hải Vân
Do đó, bên cạnh việc tăng cường trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cần phải hạn chế mất rừng và suy thoái rừng bởi thực vật hấp thụ CO2 trong quá trình sinh trưởng và phát triển làm giảm đáng kể nồng độ loại khí này.
Tiến sỹ Vũ Tấn Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển là sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 11 (COP11) các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu năm 2005. Sáng kiến này xuất phát từ thực tiễn tình trạng mất rừng và suy thoái rừng, chiếm khoảng 15-20% tổng lượng khí nhà kính do hoạt động của con người gây ra. Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới tham gia thực hiện sáng kiến này.
Theo báo cáo phân tích chi phí giảm phát thải (MACC) trong lĩnh vực lâm nghiệp của Trung tâm nghiên cứu sinh thái môi trường, mất rừng và suy thoái rừng là nguồn gốc gây phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Trung tâm đã đề xuất quy hoạch lại sử dụng đất để trồng rừng, phục hồi rừng đến năm 2020, nhằm tạo ra tiềm năng hấp thụ khoảng 40,2 triệu tấn CO2/năm với 9 phương án lâm sinh. Các phương án là trồng 500.000ha rừng keo luân kỳ 10 năm; trồng 500.000ha rừng keo luân kỳ 15 năm; trồng 300.000ha cây bản địa luân kỳ 40 năm; trồng 150.000ha rừng thông luân kỳ 45-50 năm; trồng 100.000ha rừng tràm luân kỳ 12 năm; trồng 200.000ha rừng cao su trên đất rừng nghèo kiệt luân kỳ 30 năm; trồng 2 triệu cây phân tán luân kỳ 15 năm; làm giàu 2 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên luân kỳ 20 năm và quản lý bền vững 400.000ha rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, luân kỳ 20 năm.
Ngoài lợi ích về giảm phát thải khí nhà kính, việc phục hồi và phát triển tài nguyên rừng còn mang lại lợi ích như điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái, cung cấp bền vững các sản phẩm lâm sản nhất là gỗ, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Châu Minh (TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).