Thứ bảy, 02/11/2024, 14:36:24 PM (GMT+7)

Thúc đẩy loại trừ các chất HFC góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn

(18:08:14 PM 16/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Chính phủ Việt Nam xem xét và ký phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali nhằm tăng cường quản lý phát thải HFC, đẩy nhanh việc loại trừ và thay thế HFC là phù hợp với mục tiêu quốc gia về bảo tồn năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Đó là nhận định của các đại biểu tại buổi Tọa đàm được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô dôn năm 2018 ngày 14/9.

Tại Buổi tọa đàm, các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tác quốc tế đã đánh giá tác động kinh tế - xã hội khi Việt Nam phê chuẩn Bản sửa đổi bổ sung Kigali về kiểm soát và các chất HFC của Nghị định thư Montreal và khuyến khích sử dụng công nghệ giảm phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ tầng ô-dôn và tiết kiệm năng lượng.

 

Thúc[-]đẩy[-]loại[-]trừ[-]các[-]chất[-]HFC[-]góp[-]phần[-]giảm[-]nhẹ[-]phát[-]thải[-]khí[-]nhà[-]kính[-]và[-]bảo[-]vệ[-]tầng[-]ô-dôn

Bà Tina Birmpili, Thư ký điều hành Ban thư ký ô dôn quốc tế trao đổi tại buổi tọa đàm
 
Tham dự có bà Tina Birmpili, Thư ký điều hành Ban thư ký ô dôn quốc tế; ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường; bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương cùng đại diện Chương trình môi trường Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, các tổ chức quốc tế UNIDO, GIZ, các chuyên gia và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực làm lạnh, điều hòa không khí tại Việt Nam…
 
Nhiều tác động tích cực khi tham gia, phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali tại Việt Nam
 
Tại Khóa họp lần thứ 28 của các bên tham gia Nghị định thư Montreal vào tháng 10 năm 2016 diễn ra tại Kigali, Cộng hòa Ru-an-đa, các nước đã thông qua Bản sửa đổi, bổ sung Kigali để kiểm soát và loại trừ các chất HFC. Các chất HFC được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, trong lĩnh vực sản xuất thiết bị lạnh, điều hòa không khí ô tô, dập cháy. Các chất HFC không phải là chất làm suy giảm tầng ô-dôn; tuy nhiên, đây là những chất có tiềm năng cao gây nóng lên toàn cầu. Thực hiện thành công Sửa đổi bổ sung Kigali sẽ giúp nhân loại đạt được mục tiêu giảm sự gia tăng nhiệt độ của trái đất 0,5oC vào năm 2100.
 
Đến nay, đã có 44 quốc gia phê chuẩn và đủ điều kiện để Sửa đổi, bổ sung Kigali có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Theo nội dung Bản sửa đổi, bổ sung Kigali, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ bắt đầu loại trừ các chất HFC từ năm 2029 và chỉ còn 20% lượng tiêu thụ ở mức cơ sở được sử dụng từ năm 2045 trở đi.
 
Một nghiên cứu của Viện Sinh thái và Môi trường về tác động của Sửa đổi bổ sung Kigali đến kinh tế - xã hội Việt Nam cho thấy, về tác động đến kinh tế, việc sử dụng môi chất lạnh thân thiện với khí hậu sẽ đem lại lợi ích kinh tế do tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, đồng thời, cũng đem lại cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước phát triển có yêu cầu cao về sản phẩm thân thiện với môi trường.
 
Về tác động đến xã hội, việc này đáp ứng sự quan tâm của xã hội về bảo vệ môi trường và ngăn ngừa hiện tượng nóng lên toàn cầu; giúp các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp trong thị trường và xã hội. Đồng thời, có thể tăng số lượng việc làm đề thực hiện việc kiểm tra an toàn và bảo dưỡng thiết bị. Người tiêu dùng giảm chi phí khi sử dụng thiết bị gia dụng với môi chất lạnh mới đem lại lợi ích tiết kiệm điện.
 
Đánh giá tác động đến môi trường, nghiên cứu cho thấy nếu theo lộ trình này, đến năm 2045 Việt Nam phải loại trừ được 80% lượng sử dụng các chất HFC, tương ứng sẽ đóng góp giảm hơn 6 triệu tấn CO2 tương đương. Đồng thời, quá trình này cũng thúc đẩy chiến lược sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và hòa nhập với xu thế toàn cầu.
 
Qua khảo sát thu thập thông tin trong tháng 7/2017 đối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, có đến 54% số doanh nghiệp khảo sát sẵn sàng chuyển đổi công nghệ theo quy định, 33% đồng ý chuyển đổi nếu được hỗ trợ về kinh phí và tư vấn kỹ thuật; 82% số doanh nghiệp đồng ý thực hiện theo lộ trình cắt giảm. Theo TS Lê Hoàng Lan – Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Môi trường, điều đó cho thấy loại trừ dần việc sản xuất, tiêu thụ (kể cả nhập khẩu) các chất HFC không phải là quá sức với các doanh nghiệp. Sự tham gia và ủng hộ của giới doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công của việc thực hiện thỏa thuận Kigali ở Việt Nam.
 
Nghiên cứu cũng khuyến nghị Chính phủ Việt Nam xem xét và ký phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali nhằm tăng cường quản lý phát thải HFC. Theo Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường, việc loại trừ và thay thế HFC là phù hợp với mục tiêu quốc gia về bảo tồn năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời, hỗ trợ đắc lực cho thực hiện cam kết của chính phủ Việt Nam khi tham gia Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu, đó là đến năm 2030 sẽ giảm 8% tổng lượng phát thải khí kính quốc gia, và có thể lên tới 25% khi có hỗ trợ quốc tế theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).
 
Để thu hút doanh nghiệp tham gia, cần xây dựng cơ chế tài chính kết hợp với khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; cơ chế hỗ trợ về giá đối với công nghệ sử dụng chất thay thế HFC; ưu tiên các nhà nhập khẩu thiết bị không sử dụng HFC; các chính sách mua sắm công cũng có thể ưu tiên lựa chọn các thiết bị không sử dụng HFC trong khu vực công…
 
Các[-]đại[-]biểu[-]tham[-]dự[-]tọa[-]đàm
Các đại biểu tham dự tọa đàm 
 
Cần sự liên kết các bên để cùng đạt được các mục tiêu
 
Trao đổi về các cơ hội mà Kigali đem lại, bà Tina Birmpili, Thư ký điều hành Ban thư ký ô dôn quốc tế cho rằng, chúng ta cần thực hiện các hành động mạnh mẽ để giảm phát thải khí nhà kính. Chúng ta có nghiên cứu về các chất phá hủy tầng ô dôn, tác động tới sức khỏe con người, kinh tế - xã hội, những thách thức nội hàm và tác động bên ngoài đối với các kế hoạch hành động. Ban Thư ký ô-dôn luôn là cầu nối cho 197 nước thành viên và các tổ chức quốc tế cùng chia kinh nghiệm, thảo luận về cách thức đạt được các mục tiêu trong lộ trình thực hiện Nghị đinh thư Montreal về bảo vệ tầng ô dôn.
 
Việc phê chuẩn Bản sửa đổi bổ sung Kigali cũng giúp Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với các quỹ quốc tế, không chỉ có hỗ trợ tài chính mà còn có hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia có trình độ cao và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Đây là cơ hội khẳng định các cam kết quốc gia và nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, cũng như tăng khả năng cạnh tranh khi sớm đón đầu xu thế thị trường giảm phát thải.
 
Theo bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Bộ Công thương, việc kiểm soát và loại trừ dần HFC hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật và có tính bắt buộc. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lồng ghép với việc chuyển đổi công nghệ sản xuất hiệu quả và tiết kiệm năng lượng để tiết kiệm chi phí đầu tư dây chuyền công nghệ. Cuối năm nay, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ Chương trình tiết kiệm năng lượng quốc gia giai đoạn mới. Thay vì tập trung hỗ trợ kỹ thuật như trước, Bộ sẽ chú trọng vào hỗ trợ tài chính, thiết lập quỹ và hỗ trợ cơ sở sản xuất về dây chuyền công nghệ mới. Bên cạnh đó, đưa thêm các sản phẩm điều hòa và làm lạnh công nghiệp vào diện dán nhãn năng lượng trong thời gian tới.
 
Đại diện doanh nghiệp tham gia tọa đàm, ông Đinh Hoàng Chương, Công ty TNHH Kỹ thuật lạnh Phương Nam chia sẻ, khi tìm kiếm hỗ trợ đổi mới hoàn toàn công nghệ, doanh nghiệp đã cải tạo dây chuyền cấp đông truyền thống và hiệu quả là đã giảm khoảng 800 kg môi chất lạnh HFC so với trước. Việc cải tạo không khó và dù chưa thể loại bỏ hoàn toàn HFC, doanh nghiệp vẫn có thể góp phần vào nỗ lực giảm phát thải chung.
 
Đại diện Ngân hàng Thế giới, ông Viraj Vithoontien chia sẻ, Việt Nam cần nghiên cứu chi tiết hơn về các rủi ro của môi chất lạnh thay thế đối với người tiêu dùng và các kỹ thuật viên. Các môi chất lạnh thay thế thường có tính cháy, tính nổ. Bởi vậy, công tác đào tạo về ứng dụng kỹ thuật sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cần được tăng cường, làm sao để song hành cả bảo vệ môi trường và an toàn cho người sử dụng. Chính người tiêu dùng cũng cần được tuyên truyền và phải có yêu cầu cao hơn với bên cung cấp thiết bị điện lạnh.
 
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng trao đổi và thảo luận về nỗ lực của Việt Nam trong triển khai nghị định thư Montreal, các thách thức và giải pháp tăng cường thu hút doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia chuyển đổi công nghệ, các hoạt động hỗ trợ phê duyệt Sửa đổi bổ sung Kigali...
(Theo Monre)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thúc đẩy loại trừ các chất HFC góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI