»

Thứ năm, 21/11/2024, 14:40:06 PM (GMT+7)

Ranh giới mỏng manh làng bích hoạ trở thành làng… thảm hoạ

(09:50:26 AM 07/09/2017)
(Tin Môi Trường) - Đạo diễn phim tài liệu Đoàn Hồng Lê chia sẻ những suy nghĩ của chị về những bức bích họa nơi làng quê mà theo chị là 'thiếu hiểu biết và tầm văn hoá'.

Ranh[-]giới[-]mỏng[-]manh[-]làng[-]bích[-]hoạ[-]trở[-]thành[-]làng…[-]thảm[-]hoạ 

Khi ngựa vằn, voi, hoa anh đào xuất hiện lạ lẫm ở Thanh Thuỷ - Bình Sơn - Ảnh: tác giả cung cấp
 
Trên tường ngoài của những ngôi nhà ở làng chài Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi là những bức bích họa màu sắc sặc sỡ do nhóm họa sĩ đến từ TPHCM thi công.
 
Đây là một hạng mục trong dự án đầu tư cho du lịch của huyện ủy Bình Sơn, Quảng Ngãi với tổng vốn 1,5 tỷ đồng, gồm xây cột cờ, làm đường và vẽ bích họa, với kỳ vọng phát huy lợi thế của di sản địa chất Gành Yến.
 
Thoăn thoắt rót nước và kéo ghế mời khách, chị Duyên hồ hởi nói rằng từ ngày Thanh Thủy lên đời thành làng bích họa, mỗi ngày có hàng trăm bạn trẻ đến đây chụp ảnh "nghe nói seo phi chi chi đó". 
 
Quán nước của chị thứ 7 chủ nhật thì lúc nào cũng đông, bà con xung quanh có người bỏ đi biển, ở nhà mở dịch vụ giữ xe, bán nước giải khát.
 
Với chủ đề chính là bảo vệ môi trường biển, nhưng ngoài một vài bức vẽ 3D cảnh vật đáy biển và thắng cảnh Gành Yến, số còn lại là những bức họa mà ý tưởng đơn giản đến mức ngây ngô, như sao chép từ tranh minh họa sách thiếu nhi. 
 
Những hình ảnh voi, ngựa vằn, hổ, gấu, rồng hay dòng sông hoa anh đào, tường nhà kiểu tây cổng vòm chậu hoa hoàn toàn lạc lõng với cảnh sắc giản dị đơn sơ của làng chài, khiến ngay cả người dân Thanh Thủy cũng thấy ngỡ ngàng lạ lẫm.
 
Ngồi trong nhà nhìn ra đám thanh niên đang thi nhau chụp ảnh bên bức bích họa vẽ con rồng xanh dọc tường rào nhà đối diện, ông Sáu bảo mới hôm trước xã xuống báo sẽ có dự án thì hôm sau đã thấy xe chở họa sĩ đến. 
 
Không khảo sát cảnh vật, không nghiên cứu bản sắc văn hóa địa phương, không gặp gỡ người dân tìm hiểu, nên bích họa không gắn kết với đời sống cũng chẳng có gì là lạ, trong khi làng sống dựa vào biển mà từ đầu làng đến cuối xóm không thấy một bức họa nghề chài lưới hoặc nghề trồng hành tím vốn là đặc sản xứ cát này.
 
Từ giữa năm 2016, khi làng bích họa Tam Thanh, Núi Thành, Quảng Nam với những bức vẽ sống động của các họa sĩ Hàn Quốc về những sinh hoạt đời sống bình dị của người dân vùng biển trở thành điểm đến du lịch hút khách thì sau đó nhiều làng bích họa khác đã ra đời với concept (khái niệm) tương tự. 
 
Quảng Nam có thêm làng bích họa Tam Hải, Quảng Ngãi có làng bích họa Lý Sơn, và mới đây là Thanh Thủy. 
 
Tuy bích họa là loại hình nghệ thuật cộng đồng, nhìn thì cảm giác như nhiều ngẫu hứng nhưng vẫn cần một trình độ thẩm mỹ nhất định để quy hoạch và lên ý tưởng.
 
Bích hoạ cũng cần thời gian để họa sĩ cảm nhận được bản sắc văn hóa địa phương và chuyển tải vào tác phẩm, giúp du khách kết nối cảm xúc với vùng đất và con người, chứ không phải sơn phết tùy tiện để rồi làng bích hoạ trở thành làng… thảm hoạ.
 
Có nhiều phương cách làm du lịch, có cách chỉ giúp những người dân như chị Duyên bán nước giải khát và giữ xe thu bạc cắc, cũng có cách khiến du khách yêu mến cảnh sắc và con người, tự nguyện móc túi trả cho những sản phẩm cao cấp hơn, vừa giúp người dân thu tiền chẵn, vừa giúp bảo tồn bản sắc địa phương. 
 
Lựa chọn phương cách đúng thì không thể chỉ dựa trên quyết tâm phát triển mà thiếu đi sự hiểu biết và tầm văn hoá.

Bích hoạ cũng như bất kỳ sản phẩm du lịch nào, đều cuốn hút du khách bằng đặc thù văn hoá bản địa. Những bức bích hoạ trên tường nhà người dân ở khu phố cổ của thành phố Melaka, Malaysia là một ví dụ. Được hình thành từ concept "Kết nối quá khứ và hiện tại" do hội nghệ sĩ Tiền phong Malaysia đề xuất và thực hiện, những bức bích hoạ vẽ các sinh hoạt truyền thống của người dân Melaka trong quá khứ như nghề rèn, nghề viết đơn thư thuê, nghề mộc, những trò chơi dân gian của trẻ em… giúp du khách hình dung lịch sử và văn hoá của Melaka nhanh chóng. Và bên cạnh đó là phố bán hàng lưu niệm, lại là những cảnh sinh hoạt ấy được tái hiện trên tượng gỗ, phù điêu, áo thun và đồ chơi trẻ em, đồ thủ công do thợ địa phương chế tác. Mỗi năm Melaka đón hơn một triệu khách du lịch, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

Đạo diễn Đoàn Hồng Lê (báo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ranh giới mỏng manh làng bích hoạ trở thành làng… thảm hoạ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI