»

Thứ bảy, 22/02/2025, 22:58:31 PM (GMT+7)

Nghệ nhân duy nhất đánh đàn đáy còn lại ở Quảng Ninh

(09:43:11 AM 09/06/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Một nghệ nhân từng đánh đàn đáy phục vụ cho hát nhà tơ, hát múa cửa đình ở Quảng Ninh. Đó là cụ Phạm Văn Lận, 96 tuổi ở thôn Bắc, xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái.

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, đàn đáy là một loại nhạc cụ độc đáo, do người Việt sáng tạo ra. Đây là loại nhạc khí chỉ có ở Việt Nam, trên thế giới không có loại đàn nào giống đàn đáy của Việt Nam. Đàn đáy là di sản văn hoá phi vật thể đồng hành với di sản hát nhà tơ (hát, múa cửa đình) ở nước ta nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng.

 

Đàn đáy có đặc tính dân tộc rõ rệt với đặc điểm độc đáo: Cần đàn đáy (dọc đàn) dài khoảng 116cm-120cm, được làm bằng tre cao thang 7 bậc chia đều; đầu đàn hình lá đề, có 3 trục yên dây được làm bằng gỗ cứng cắm xuyên qua đầu cần đàn; đàn có 3 dây, chỉ làm bằng sợi tơ se; que gảy có thể làm bằng tre, giang hay bằng nhựa, đồi mồi. Đàn đáy âm thanh ấm, có thể chơi các kỹ thuật giống như đàn nguyệt, đàn tỳ bà và đàn tam. Trong hát nhà tơ, đàn đáy còn đóng vai trò là tiếng nói đối thoại với giọng hát, tiếng phách và tiếng trống chầu...

Cụ[-]Phạm[-]Văn[-]Lận,[-]nghệ[-]nhân[-]chơi[-]đàn[-]đáy[-]một[-]thời.
Cụ Phạm Văn Lận, nghệ nhân chơi đàn đáy một thời.

 

Sau hơn 1 năm (từ tháng 10-2010 đến tháng 6-2012) thực hiện Dự án sưu tầm, nghiên cứu và phục dựng văn hoá phi vật thể hát nhà tơ, hát múa cửa đình, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn, nhiều lần đi nghiên cứu, sưu tầm ở các làng, xã nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo của huyện Vân Đồn, Đầm Hà, Tiên Yên, Hải Hà và TP Móng Cái để tìm về nguồn gốc hát nhà tơ, hát múa cửa đình; đồng thời đi tìm những loại nhạc cụ dùng cho việc hát nhà tơ, hát - múa cửa đình ở Quảng Ninh. Qua đây, dự án đã tìm được một nghệ nhân từng đánh đàn đáy phục vụ cho hát nhà tơ, hát múa cửa đình ở Quảng Ninh. Đó là cụ Phạm Văn Lận, 96 tuổi ở thôn Bắc, xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái. Khi chúng tôi đưa cho cụ chiếc đàn đáy, cụ xúc động nói: “Đây là chiếc đàn đáy vẫn thường để đánh trong các lễ hội đình phục vụ cho hát nhà tơ, hát cửa đình ở vùng này, lâu lắm hôm nay tôi mới lại nhìn thấy...”. Các bà từng hát nhà tơ ngày ấy nay cũng xác nhận là ông Lận từng chơi đàn đáy, tuy nhiên thật đáng tiếc là giờ do tuổi cao, ông đã không còn minh mẫn nữa.

 

Ông Tống Khắc Hài, một cán bộ của dự án cho biết là ngoài cụ Lận thì hiện nay vẫn chưa tìm thấy ai khác từng chơi đàn đáy phục vụ cho loại hình hát nhà tơ, hát cửa đình ở Quảng Ninh xưa kia. Nhưng ở Đầm Hà hiện có hai người đang chơi đàn đáy, dù chưa thật nhuần nhuyễn nhưng cũng đáp ứng cơ bản việc trình diễn của câu lạc bộ hát cửa đình của huyện là ông Dung (cháu của nghệ nhân hát nhà tơ Đặng Thị Tự) và ông Chấn là người Thái Bình đang sinh sống ở đây. Nhằm bảo tồn, nhân rộng khả năng chơi đàn đáy trong lớp trẻ, vừa qua, dự án đã mở một lớp tập huấn về đàn đáy tại Đầm Hà cho hơn 10 học viên của Đầm Hà, Hải Hà và Móng Cái do hai ông đứng lớp truyền dạy. Dự kiến, thời gian tới, dự án sẽ mời cả giảng viên là nhạc sĩ chuyên về văn hoá dân gian, có am hiểu sâu về nghệ thuật chơi đàn đáy để tập huấn thêm cho các học viên...

 

Đàn đáy là một trong các loại nhạc cụ đặc thù đi liền với hát cửa đình, nhất là ở giai đoạn sau khi hát cửa đình bắt đầu đề cao vai trò của các ca nương. Hy vọng rằng, với những nỗ lực truyền dạy lại cho lớp trẻ địa phương, nghệ thuật chơi đàn đáy sẽ dần phục hồi để góp phần gìn giữ, phát huy tốt hơn di sản hát nhà tơ, hát cửa đình ở Quảng Ninh.


(Nguyễn Quang Vinh / báo Quảng Ninh )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghệ nhân duy nhất đánh đàn đáy còn lại ở Quảng Ninh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI