»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:50:35 PM (GMT+7)

Nghe lại Thiền ca Phạm Duy

(11:15:33 AM 30/01/2013)
(Tin Môi Trường) - 10 bài Thiền ca là điểm mốc đánh dấu một chặng đường sáng tác trong sự nghiệp âm nhạc của người nhạc sĩ này, khi ông “ngộ” ra rằng mọi sự trên cõi đời, dù là bất toàn hay viên mãn rồi cũng là hư không.

Ít ai ngờ rằng vào độ tuổi tráng niên, năm 46 tuổi, nhạc sĩ Phạm Duy đã ngồi và tâm định cho mình… "một cõi" mà mãi đến khi lão niên, lúc đã 80 tuổi, vào năm 2000, ông mới lấy bản nhạc này ra "nghêu ngao": "Rồi mai đây tôi sẽ chết, trên đường về cõi Niết, tôi sẽ mang theo với tôi những gì đây…". 

 

 

 

 

 Nhạc sĩ Phạm Duy

 


Gặp ông tại một khách sạn giữa Sài Gòn, chúng tôi hỏi: "Vì sao nhạc sĩ lại "thiền" lúc còn trẻ như thế?", ông cười và hồn nhiên trả lời: "Phạm Duy là vậy!". Ông nói thêm, thực ra những bài Thiền ca đã manh nha trong tâm khảm ông lúc còn rất trẻ…

Sau 10 bài Tâm ca rồi Đạo ca, có thể nói 10 bài Thiền ca của Phạm Duy là điểm mốc đánh dấu một chặng đường sáng tác trong sự nghiệp âm nhạc của người nhạc sĩ này, khi ông “ngộ” ra rằng mọi sự trên cõi đời, dù là bất toàn hay viên mãn rồi cũng là hư không. 

Chúng tôi đến thăm nhạc sĩ Phạm Duy vào một buổi sáng mùa Hạ bình yên. Ngồi ở tiền sảnh Khách sạn Sài Gòn Star, được nghe thanh âm ngân nga vẫn còn rất rất "nội lực": "Mang giầy vớ rách, mang khăn áo lành. Tôi chào đất nước yên vui thái bình… Lời chào bình yên, lời chào bình yên…" (Lời chào bình yên - Phạm Duy), chúng tôi mới cảm nhận được vị ngọt của không khí hôm nay, cảm nhận được ý nghĩa sự trở về quê hương của ông. 

Ông thổ lộ: "Tôi yêu hoà bình. Điều thất bại lớn nhất, nếu coi đây là một sự thất bại trong đời thì đó là việc tôi đã rời bỏ đất nước mà đi, dù rằng lúc ấy tôi ở trong một tình thế bắt buộc. Ra nước ngoài, tôi cũng hoạt động âm nhạc, khá thành công, nhưng có nơi đâu bằng quê hương, dân tộc mình". 

Sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy vô cùng phong phú, nhưng vào lúc này, hơn bao giờ hết, ông hết sức tâm đắc với con đường Thiền. Ở cái tuổi ngoài 80 mà nhiệt huyết trong âm nhạc ở con người Phạm Duy vẫn thế. 

Có nhìn thấy một Phạm Duy trước computer nhấp chuột tìm lại những bài Thiền ca qua tiếng hát mượt mà của ca sĩ Thái Hiền, con gái của ông, thoảng quanh ông, trong đôi mắt ông sự nhẹ nhàng thanh thoát, vắng những "hỷ nộ, sân si" như hồi ông còn trẻ, đắm mình trong Tục ca. "Tôi nằm võng, võng đưa, võng đưa… A, trần gian lạc thú. A, tiên cảnh phiêu du. Cõi tử, cõi sinh, cõi tình, cõi hận… Núi đợi vực chờ, niềm vui nỗi khổ“ (Võng - Thiền ca 2). Ông nhìn cõi nhân sinh giản dị hơn. Thiền vốn giản dị là vậy. 

Trở lại với một bài hát trong chùm Bé ca của Phạm Duy: "Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo, ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút, ông trăng xuống chơi ông Bụt thì ông Bụt cho chùa…", để rồi: "Ông trăng trả vợ đàn ông, trả chồng cô gái, trả trái cây cà, trả hoa cây bưởi… trả chùa ông Bụt, trả bút học trò, trả mo cây cau…"(Ông trăng xuống chơi). 

Nhạc sĩ Phạm Duy nói rằng đó là một bài hát mang âm hưởng đồng dao, gần giống với giai điệu trong bài dân ca: "Chú bé bắt được con công…", nhưng trong ca khúc của mình, ông đã gửi vào một triết lý: Rồi cũng trả lại hết tất cả mà về thôi. Về đâu? Phải chăng là về cõi Niết? Về cõi tuyệt cùng của âm thanh: tịch lặng? Với ông, đó cũng là thiền. 

Từ suy tư ấy, Phạm Duy cho rằng sự biểu cảm tâm hồn một cách tĩnh tại trước mọi sự, kể cả trước sự lung linh của một đoá hoa hồng, trước cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên hay trước sự bạo tàn của chiến tranh, tất cả đều tìm thấy trong đó nét Thiền… 

Trò chuyện với chúng tôi về con đường Thiền đi vào âm nhạc Phạm Duy và Thiền ca, ông tâm sự: "Đời tôi may mắn được kết bạn với nhiều nhà thơ như Phạm Thiên Thư, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Tất Nhiên… Những người này đã phần nào đồng hành với tôi về cách nhìn cuộc sống". 

Có lẽ ông muốn nói đến "chất thiền" trong thơ của các nhà thơ mà ông đã gặp và đã thêm một lần làm thăng hoa bằng giai điệu, tiết tấu mang dấu ấn âm nhạc của mình. Những ca từ "đưa em tìm động hoa vàng", "Gọi em là đoá hoa sầu" của Phạm Thiên Thư, rồi "Thà như giọt mưa" của Nguyễn Tất Nhiên… trong âm nhạc Phạm Duy trở nên réo rắt, réo rắt nhưng vẫn nhẹ nhàng, vẫn trong trẻo, đem đến một cảm nhận thanh cao cho người nghe. 

Phạm Duy nói rằng sự giao cảm giữa thơ và nhạc là sự giao cảm quý giá giữa hai tâm hồn. Ông còn cho biết: "Thiền ca đã tiềm tàng trong tôi từ lâu. Thiền ca cũng là điểm đến của đời tôi. Không phải ngẫu nhiên mà có những ông già 70-80 tuổi nghe Thiền ca không chán và cũng có những em bé mới 11 tuổi thôi cũng "mê" Thiền ca, thích nghe Thiền ca…".

Trong 10 bài Thiền ca, hầu như Phạm Duy không nói gì nhiều. Ông cứ để âm nhạc và sự "vô ngôn" nói lên tất cả. Vì vậy, có bản chỉ có 3, 4 câu thôi, nhưng sức lan tỏa của âm nhạc thì vô cùng lớn. Ông nói, âm nhạc có 3 cách. Những bài hát thông thường thì chỉ dừng ở cấp 1, còn âm nhạc biểu hiện được tinh thần "sắc sắc không không", tinh tuý của Thiền thì thuộc về cấp 3. 

Ông cho chúng tôi nghe "Thinh không - Thiền ca 1": "Thinh không trống trải mênh mông, rộng rãi vô cùng, cao thấp vô lường… Tất cả là tôi mà cũng là chung… Thinh không, rộn rã tưng bừng, nhất nhất trùng trùng nhưng cũng là không". Bản ngã, một trong những ý niệm căn bản mở hướng cho mọi hành xử của con người trong cuộc đời, với Thiền ca 1, cũng là cái chung. 1 là tất cả. Tất cả là một. Chính điều đó đã phá vỡ sự hữu hạn của đời người. 

Ông nói rằng, Thiền ca 1 đã mở ra một ý niệm, 1 chủ đề cho suốt cả 10 Thiền ca mà ông rất tâm đắc. Chủ đề đó được nhất thể hoá bằng "Thế thôi - Thiền ca 3": "Một giọt lệ mặn nhạt, đau thương hạnh phúc. Một cuộc đời, ừ, chỉ cần thế thôi !" hay "Xuân - Thiền ca 5": "Hãy an nhiên hát nhỏ cùng tôi: Tôi là tôi mà tôi cũng là em. Em là tôi mà em cũng là anh… Là Xuân con bướm, là nhụy xuân tình, là gió xuân hồng, là cơn xuân vũ, là ý thơ nồng trang giấy xuân thư…" (Chiều - Thiền ca 6). 

Dẫu cũng lấy cảm hứng "chiều", nhưng Thiền ca 6 này lại khác hoàn toàn với những khắc khoải trong Nương chiều: "Trăng chiều lên có loài người và cỏ cây hát êm… Ta tìm em và gặp em… Ta lôi em-về, ta kéo em-đi, nâng em lên-trời, đem xuống âm-ty, chôn em trong- lòng, sau lấy em-ra". 

Ca từ chỉ chừng đó nhưng với sự cách bức giai điệu đã đem đến cho người nghe cái nhìn của một con người đã đi đến sự đau khổ tột đỉnh đồng thời cái hạnh phúc tột đỉnh khi yêu. Rồi những giai điệu không lặp lại trong "Người tình - Thiền ca 7"…, tiếng chuông báo bình minh của cõi nhân sinh ở "Nhân quả - Thiền ca 10"… Nghe Thiền ca Phạm Duy, thấy quen và mới lạ, như cuộc sống như kiếp luân hồi. 

Gặp nhạc sĩ Phạm Duy và nghe Thiền ca vào một buổi sáng giữa hạ ở Sài Gòn, chợt nhớ những "Lời chào bình yên" năm nào của ông. Bây giờ, với những sợi tóc bạc trắng, với cánh áo nâu sòng, ông thiền định trong âm nhạc trên quê hương.

Như ông tự sự, rồi mai này, ông sẽ không mang được gì vào cõi Niết, bởi tất cả những gì ông có được: nhạc Phạm Duy, sẽ để lại cho đời. Chắc chắn ông sẽ không hối tiếc. Bởi điều ý nghĩa nhất của sự hiện hữu của con người là dâng hiến. Phạm Duy là nhạc sĩ, ông đã lấy chất liệu từ quê hương để làm nên âm nhạc Phạm Duy rồi dâng tặng cho đời và trở về với quê hương một cách bình yên. 

 

Theo tạp chí VHPG số 6-2005
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghe lại Thiền ca Phạm Duy

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI