Cộng đồng » Biếm họa môi trường
Phạm Duy - Người lữ khách đã nhẹ gót về chốn mây bồng
(18:08:36 PM 27/01/2013)
Cuối năm Nhâm Thìn, liên tiếp hai tin buồn xảy đến, cha con nhạc sĩ Phạm Duy ra đi.
Ngày Duy Quang mất, gia đình không dám cho cha anh hay vì ông đang bệnh nặng. Cứ tưởng ông sẽ qua được cơn đau buồn này, nào ngờ, ngày 27.1, người tiên đã nhẹ gót về chốn mây bồng...
Nhạc sĩ Phạm Duy |
Là người Việt Nam, đời ai mà chẳng có một đôi lần ngân nga những câu hát của Phạm Duy trên môi, bé thì có “Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo, ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút”, lớn hơn một chút thì có những bản tình ca đầy luyến lưu“Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ/Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay/Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ/Chim non lề đường, nằm im dấu mỏ...”.
Đến lúc có nhiều trải nghiệm hơn, thì đồng cảm cùng ông với “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi/Mẹ hiền ru những câu xa vời/À à ơi! Tiếng ru muôn đời/Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui/Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi...”
Nhạc Phạm Duy suốt gần một thế kỷ qua, đã chia ngọt sẻ bùi cùng người Việt cho dù trong những khúc quanh của lịch sử, đã từng xảy ra một vài chuyện khiến cho âm nhạc của ông đã có lúc buộc phải tồn tại trong vùng cấm. Nhưng vượt qua hết những tị hiềm, khi người Việt mở lòng với nhau, âm nhạc của Phạm Duy lại trở về đúng với chức năng của nó, nối liền những khoảng cách, xoa dịu những thương đau.
Ngày Phạm Duy được trở về Hà Nội vào tháng 2. 2005, ông đã thả những bước bộ hành thong dong bên bờ hồ Hoàn Kiếm, đôi mắt nhìn vào xa xăm, khó có ai biết được Phạm Duy đang nghĩ gì. Phạm Duy sinh ra và sống thời ấu thơ ở một góc phố cổ Hà Nội, chỉ cách Hồ Gươm một hai khu phố.
Cha ông, cụ Phạm Duy Tốn, là một nhà văn, nhà báo và một doanh nhân tiến bộ, luôn có tư tưởng cải cách, thay đổi. Được thừa hưởng cái gien đó của cha, Phạm Duy ngày nhỏ là một cậu bé mê xiếc, có lúc đã trốn nhà theo đoàn xiếc xuống tận Nam Định. Đã có lúc, ông bị gia đình ép đi theo nghề kỹ thuật, nhưng cái gien phóng khoáng mà ông thừa hưởng từ cha đã chỉ dẫn ông đi theo một con đường khác.
Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ viết: “Hình như Goethe và Maxime Gorki đã coi những ngày thơ ấu của hai ngài là những ngày Đại học. Vốn chẳng được theo đuổi việc học hành trong sách vở tại nhà trường, tôi cũng bắt chước hai vị để nói rằng trường Đại học Âm nhạc của tôi là kho tàng âm nhạc bình dân mà tôi hấp thụ trong quãng đời sớm lang bạt của tôi.”
Trong nhạc của Phạm Duy, có thể tìm thấy một tính cách xuyên suốt, đó là ông đã hòa trộn nhuần nhuyễn giữa tính dân gian của những điệu hò, điệu lý, những bản dân ca trải dài theo đất nước với chất văn minh, hiện đại, khúc triết của âm nhạc Tây phương, thêm vào đó một chất phụ gia đặc biệt đến từ cảm xúc của một trang hào hoa lãng tử để làm nên tác phẩm.
Nên chỉ cần nghe một làn điệu tấu lên, đã cảm thấy trong nó triết lý sống hài hòa của tác giả, người luôn đề cao tinh thần văn hóa dân tộc mình, nâng niu nó đến tận cùng nhưng cũng biết tiếp thu, thẩm thấu đến tận cùng những văn minh của nhân loại. Chính bởi thế mà nhạc Phạm Duy được nhiều tầng lớp khán giả yêu thích, từ những quý ông quý bà có học tới những bác nông phu sớm khuya cày cấy trên đồng.
Khó có thể nói hết được người nhạc sĩ ấy đã làm gì cho diện mạo âm nhạc Việt Nam, chỉ có thể đặt ra một giả định thế này, nếu nhặt hết những tác phẩm của Phạm Duy ra khỏi đời sống âm nhạc Việt Nam thì khoảng trống để lại sẽ là hoang hoải lắm.
Không phải ngẫu nhiên mà những giọng ca lớn của nền tân nhạc Việt Nam như Thái Thanh, Thái Hằng (vợ ông), Lệ Thu, Khánh Ly... đều có những tác phẩm để đời bằng sáng tác của Phạm Duy. Ông đem đến cho người hát, người nghe một không gian lãng mạn, chứa chan hoài niệm và lặng sâu trong tâm tưởng. Nhạc là người, có thể hình dung sau khuông nhạc, người nhạc sĩ ấy có cả một cõi riêng của mình, ở đó, ông là ông hoàng đầy quyền lực, song cũng chính là một đứa trẻ ngồi nghêu ngao những khúc đồng dao.
Nói về “Tình ca” – một ca khúc nổi tiếng và được rất nhiều người yêu mến, nhạc sĩ Phạm Duy cho biết: “Bài đó là bài tôi phản đối sự chia đôi đất nước Việt Nam hồi hiệp định Geneve. Tôi đưa hình ảnh một người lữ khách đi con đường, và đi đến đâu, dân chúng ca tụng người nghệ sỹ đi nối lại lòng người và đất nước. Tại sao nước Việt Nam tự nhiên lại chia đôi ra như thế, lại bị người ta làm cho cắt đôi ra như thế?”.
Tôi chợt muốn mượn hình ảnh người lữ khách đi suốt chiều dài đất nước, có lúc đi ra khỏi đường biên, rồi cuối cùng lại chọn sự trở về để nhớ về Phạm Duy vào lúc ông đi xa. Âm nhạc của ông, cuối cùng đã được trở về đúng với thiên chức của nó, để người Việt Nam thêm yêu quý đất nước mình, yêu quý những sáng mai thanh bình, những chiều hè gió mát, những đêm trăng thanh, yêu từng con đê, từng giọt sương trên cỏ, thương những bác nông phu trên đồng, vui với tiếng cười trong vắt của bầy trẻ thơ. Từ tình yêu ấy, người Việt biết ơn ông!
Cảm thương Phạm Duy, người lữ khách đã đi trọn một hành trình của mình trên con đường cái quan của đời ông, cũng là con đường của nhiều thế hệ người Việt. Đọng lại trong tôi là hình dung về ông, một người đẹp lão, lúc nào cũng cười thật vui qua đôi mắt lấp lánh mà ẩn chứa một minh triết thẳm sâu.
Cầu mong ông nhẹ bước phiêu bồng!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
- "Đặc sản" mùa hạn hán ở miền Tây
- Lập đàn cầu mưa - cạnh tranh không lành mạnh
- Linh vật rồng bắt đầu lên sóng
- Sáng kiến linh vật rồng có thể... ăn được
- Lời hứa trả nợ vào 30 Tết dài gần một thập kỷ
- Mối tình tay ba trên vỉa hè
- Táo quân đấu giá biển số đẹp bất thành
- Căng thẳng chuyện lương thưởng tháng 13
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.