»

Thứ bảy, 02/11/2024, 20:28:38 PM (GMT+7)

Rối loạn tiêu hóa, không nguy nhưng hiểm

(08:32:56 AM 02/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Đừng ăn chuối, bắp cải, đậu hay hành nếu như bạn đang bị chứng rối loạn tiêu hóa. Cà phê và sữa cũng là thứ nên kiêng.

Không phải là bệnh chết người, nhưng rối loạn tiêu hóa đem đến cho bạn nỗi khổ sở, khó chịu thường xuyên và dai dẳng.

 

Đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện do sự co thắt không đều của các cơ vòng trong ống tiêu hóa chính là tình trạng rối loạn tiêu hóa mà nguyên nhân được cho là sự bài tiết setoronin, hay việc sinh ra nhiều khí methan trong ruột, và liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống.

 

Giảm chất lượng cuộc sống

Hai triệu chứng đặc trưng nhất của rối loạn tiêu hóa là đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện. Cơn đau bụng có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau thành từng cơn, có thể đau ở nhiều chỗ khác nhau, đôi khi cơn đau từ bụng lan ra sau lưng. “Lịch” đại tiện “quy củ’ trước đây hoàn toàn đảo lộn, mất hẳn tính đều đặn, khi thì tiêu chảy, lúc lại táo bón (tùy từng người mà tình trạng táo bón hay tiêu chảy nổi bật hơn). Phần lớn bệnh nhân thường xuyên bị chướng căng bụng, hay ợ hơi và trung tiện. Ngoài ra, buồn nôn, nôn, hôi miệng, đắng miệng, ợ chua cũng có thể xảy ra.

 

 

Với người cao tuổi, rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến do sự xuống cấp của cơ quan này theo thời gian. Nước bọt, dịch dạ dày, ruột và dịch mật đều giảm mạnh. Hệ thống men tiêu hóa cũng chỉ còn một lượng nhỏ so với trước. Rất nhiều bệnh của hệ tiêu hóa có từ trước như viêm loét dạ dày, tá tràng… không được điều trị dứt điểm, làm giảm hiệu quả việc “xử lý” thức ăn. Tất cả những yếu tố này khiến nhiều người cao tuổi dễ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên. 

 

Rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm tính mạng nhưng thực sự làm bệnh nhân thấy mệt mỏi, kém thoải mái, thường xuyên trong tình trạng khó chịu.  Vì thế, bệnh nhân nên đến bác sĩ để khám và điều trị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Mặt khác, theo các chuyên gia, nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa trùng với một số bệnh nguy hiểm như ung thư đường ruột, loét đường tiêu hóa, viêm đại tràng, viêm tụy mạn… Do đó, việc đi khám, làm các xét nghiệm là cực kỳ cần thiết.

 

 “Giảm tải” cho đường ruột

Đó là cách bạn cho hệ tiêu hóa cơ hội để hồi phục và cân bằng trở lại, quan trọng nhất là thay đổi chế độ ăn. Ngoài việc đảm bảo tối đa vệ sinh thực phẩm để tránh “nhập khẩu” các vi sinh vật gây hại, bạn cần lưu ý tránh những thực phẩm tuy tốt với người bình thường nhưng lại tai hại với những người rối loạn tiêu hóa. Đó là những thực phẩm gây đầy hơi như tỏi, hành, đậu, bắp cải, húng quế, cần tây, chuối, mận, nho khô… Sữa cũng là thứ bạn không nên dùng nhiều vì đường lactose là thứ “khó nhằn” đối với bộ máy tiêu hóa kém khỏe mạnh. Các món ăn có nhiều mỡ cũng vậy, quá “nặng” với đường ruột đang có vấn đề của bạn.

 

Bạn cũng cần hạn chế cà phê, kẹo cao su, các loại nước ngọt có gas, các loại hoa quả hay bánh kẹo nhiều đường fructose, thực phẩm chế biến sẵn… Đồ ăn chua và cay cũng không phù hợp với bạn. Còn thuốc lá và đồ uống có cồn thì dĩ nhiên là bạn nên tránh xa vì chúng làm giảm khả năng làm việc của đường tiêu hóa.Hãy kiềm chế trước các bữa tiệc thịnh soạn bởi những người bị rối loạn tiêu hóa không bao giờ nên ăn quá no, càng không nên nạp quá nhiều thức ăn giàu đạm và chất béo cùng lúc. Hãy ăn vừa đủ, ăn chậm và nhai kỹ. Tốt nhất là hãy đảm bảo ăn uống đúng giờ giấc, thức ăn cần nóng sốt. Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước, nhất là khi triệu chứng táo bón nổi trội ở bạn.Ngoài chuyện ăn uống thì việc vận động thể chất cực kỳ có lợi cho người bị rối loạn tiêu hóa. Đừng tưởng tập thể dục chỉ tốt cho cơ bắp hay tim mạch, mà nó còn giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột. Vận động còn giúp bạn giải tỏa sự căng thẳng tinh thần, vốn khiến cho tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn.

 

 

Dùng thuốc cũng là một trong các giải pháp khắc phục rối loạn tiêu hóa, nhưng tuyệt đối bạn đừng tự ý uống hay chỉ “tham vấn” người bán thuốc, vì dùng thuốc gì và như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng, đặc điểm của từng bệnh nhân, vốn rất đa dạng. Mặt khác, trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ đóng vai trò nhỏ, càng ít phải dùng càng hay.  

Theo Đất Việt
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rối loạn tiêu hóa, không nguy nhưng hiểm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI