»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:21:43 AM (GMT+7)

Người mắc chứng hay quên nên ăn gì?

(21:31:07 PM 27/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Hay quên là một chứng bệnh thường gặp, đặc biệt ở người có tuổi và cao tuổi, do chức năng của đại não bị suy giảm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Để chữa chứng bệnh hay quên này, ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công dưỡng sinh... Đông y rất chú trọng việc sử dụng một số thực phẩm đơn thuần hoặc phối hợp với các vị thuốc để tạo ra các đồ ăn thức uống có lợi cho việc phục hồi trí nhớ.

Trong Đông y, tình trạng bệnh lý này thuộc phạm vi các chứng "kiện vong", "hỉ vong", "thiện vong"... với cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do tâm tỳ suy nhược, thận tinh hư yếu gây nên. Bởi lẽ, theo quan niệm Đông y, tâm tỳ chủ huyết, thận chủ tinh tủy, nếu lo lắng ưu tư quá độ có thể làm thương tổn tâm tỳ khiến cho âm huyết bị hao kiệt hoặc phòng dục quá độ không điều hòa có thể làm tổn hại tinh tủy, tất cả đều đưa đến tình trạng não không được nuôi dưỡng đầy đủ và tạo nên chứng trạng hay quên.

Dưới đây xin được giới thiệu những loại thường dùng để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết

Óc lợn: Sách thuốc cổ viết: "Trư não bổ cốt tủy, ích hư lao, trị thần kinh suy nhược". Bởi vậy, việc dùng óc lợn cho người mắc chứng hay quên do suy nhược thần kinh là rất thích hợp. Có thể lấy óc lợn 1 bộ, hoài sơn 30g và kỷ tử hấp chín rồi ăn. Đây cũng là một ví dụ minh họa cho thuyết "dĩ tạng bổ tạng" (dùng tạng phủ bổ tạng phủ) của Đông y.

 

Óc[-]lợn
Óc lợn


Trứng chim bồ câu: Có công dụng bổ thận tinh dùng rất tốt cho người suy giảm trí nhớ do thận hư kèm theo chóng mặt, ù tai, lưng gối đau mỏi. Có thể dùng trứng chim bồ câu 5 quả, long nhãn 15g, kỷ tử 15g, đường phèn 25g, trộn đều hấp chín, ăn mỗi ngày 1-2 lần.

Trứng chim cút: Có giá trị dinh dưỡng cao, giàu lecithin, một chất rất cần thiết cho cấu trúc và hoạt động của não bộ. Dùng liên tục mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 quả dưới dạng đánh thành kem trứng.

Quả dâu chín: Đông y gọi là tang thầm, sách Điền nam bản thảo viết: "Tang thầm ích thận tạng nhi cố tinh". Ngoài ra, quả dâu chín còn có tác dụng bổ huyết, an thần và dưỡng não. Dùng dưới dạng trà hoặc sirô dâu.

Long nhãn: Có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết và kiện não dùng rất tốt cho người mắc chứng hay quên do tâm tỳ hư nhược, khí huyết suy giảm. Sách Bản thảo cương mục cho rằng: Long nhãn có thể "khai vị ích tỳ, bổ hư cường trí". Có thể dùng long nhãn 500g, đường trắng 500g, nấu cách thủy thành dạng cao, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 10-15g hoặc long nhãn 15g, đại táo vài quả, gạo tẻ 100g nấu thành cháo ăn hằng ngày.

 

Long[-]nhãn
Long nhãn


Bá tử nhân: Có công dụng ích tỳ vị, dưỡng tâm khí, ích trí và an thần rất tốt cho người trí nhớ suy giảm do lao dục quá độ, tâm huyết hao tổn. Có thể dùng dưới dạng trà bá tử nhân.

Hạt sen: Theo Thần nông bản thảo kinh, hạt sen thuộc loại thượng phẩm, có công dụng ích tỳ vị, dưỡng tâm khí, ích trí lực, trừ bách bệnh. Có thể dùng dưới dạng cháo hạt sen hoặc trà hạt sen. Để làm trà, dân gian hay lấy hạt sen đập vụn hãm với nước sôi uống, có thể cho thêm một vài quả đại táo hoặc một chút đường phèn.

Nấm linh chi: Có công dụng dưỡng tâm an thần, ích khí bổ huyết, kiện não ích trí. Mỗi ngày dung 5g sắc uống thay trà hoặc tán thành bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1,5g với nước ấm.

Hà thủ ô: Có công dụng bổ thận dưỡng huyết, cường thận ích trí. Được dùng dưới dạng trà phiến hoặc trà bột hà thủ ô, mỗi ngày 15-20g.

Đại táo: Có công dụng bổ khí huyết, kiện tỳ vị, dùng rất tốt cho người mắc chứng hay quên do khí huyết suy nhược. Đại táo rất giàu các sinh tố và nguyên tố vi lượng, bởi vậy được gọi là một loại thuốc "hoàn" vi sinh tố thiên nhiên. Được dùng dưới dạng sắc lấy nước uống thay trà.

Nhân sâm: Có công dụng đại bổ nguyên khí, định tâm ích trí, rất có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động của não bộ. Dùng dưới dạng trà tan hoặc trà phiến, mỗi ngày 3-5g.

 

Nhân[-]sâm
Nhân sâm

Mật ong: Có công dụng tăng cường trí nhớ rất hiệu quả. Trong thành phần, ngoài các chất đường, đạm còn chứa rất nhiều loại sinh tố và nguyên tố vi lượng có ích cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Mỗi ngày nên uống 2 lần, mỗi lần từ 1-2 thìa canh.

Kỷ tử: Có công dụng bổ thận, kiện não. Cách dùng: kỷ tử 30g, não dê 1 bộ, hấp cách thủy ăn hoặc kỷ tử 20g, đại táo 6 quả, trứng gà 2 quả (luộc chín, bóc bỏ vỏ) hầm kỹ rồi ăn trứng uống nước, dùng hằng ngày hoặc cách nhật.

Đông trùng hạ thảo: Có công dụng kiện não ích trí, bổ hư rất tốt, đặc biệt với người mắc chứng hay quên do phế thận âm hư. Thường dùng 4-5 cái hầm với gà con từ 400-500g, ăn một vài lần trong một tuần.

Mỡ bìm bịp: Có công dụng bổ thận ích tinh, kiện não rất tốt. Dùng mỡ bìm bịp 15g chưng với tổ yến hoặc mộc nhĩ trắng ăn hằng ngày.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người mắc chứng hay quên nên ăn gì?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI