»

Thứ sáu, 01/11/2024, 18:30:53 PM (GMT+7)

Một số cây thuốc thông dụng

(10:12:11 AM 05/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Việc dùng Thực Vật làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả và đã được Đông Y và Tây Y chứng nhận từ rất lâu và đáng nói là thực vật có thể tái tạo, tránh đi tình trạng làm mất cân bằng sinh thái,… Ngoài ra, với những vị thuốc tưởng như rất đơn giản nhưng có thể giúp chúng ta phòng và chữa được rất nhiều căn bệnh nguy hiểm,… Cùng điểm mặt một vài cây thuốc quý ấy.

Cây Quế

 

 

 

Mô tả: cây quế được trồng ở nhiều tỉnh của Việt Nam như: Thanh Hóa, Yện bái, Quảng nam, Nghệ An,…Cây sống lâu năm, thân gỗ lớn, cao 5-20m. Vỏ thân nhẵn, lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân lá hình cung, mặt trên lá xanh sẫm bóng, cụm hoa hình chùm xim, ở nách lá, hoặc ngọn cành; hoa màu trắng; quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng. Ra hoa vào tháng 6-8, quả chín từ tháng 10 đến tháng 12.

 

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trong rừng hoặc được trồng nhiều ở các tỉnh rừng núi. Bóc vỏ và thu hái vào mùa hạ, mùa thu, để râm mát, thoáng gió cho khô dần, có thể cất lấy tinh dầu.

 

Bộ phận dùng: Vỏ thân gọi là Nhục Quế, vỏ cành gọi là Quế Chi, đầu nhọn cành gọi là Quế Chi tiêm.

 

Thành phần hóa học: Vỏ quế giàu tanin (5%) và chứa tinh dầu (1,2-1,5%); trong tinh dầu lại nhiều aldehyd cinnamic (80,85%). Không có eugenol nhưng có một lượng nhỏ acid cinnamic, acetat cinamyl và o-methoxycinnamaldehyd; còn có cinnzeylanol và cinnzeylanin.

 

Tác dụng: Quế chi: Giải biểu tán hàn, chỉ thống.

 

Nhục quế:Ôn trung tán hàn, tán ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh,

 

Quan Quế: Ôn bổ trung tiêu, chỉ tâm thống.

 

Công dụng: Chữa chấn thương tụ huyết; bế kinh, thống kinh; ngoại cảm phong hàn, đau bụng; ỉa chảy do lạnh, đau khớp, đau lưng, đau vùng ngực do lạnh hoặc huyết ứ.

 

Liều lượng và cách dùng: Ngày dùng 2-6g hãm với nước sôi để uống, hoặc 4-12g dạng thuốc sắc, có thể ngân rượu để uống.

 

Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai.

 

Huyết Dụ

 

 

 

Mô tả: Cây cao khoảng 1-2. Thân mảnh, to bằng ngón tay cái, mang nhiều vết sẹo của những lá đã rụng. Lá dài 20-35cm, rộng 1,2-2,4cm; màu đỏ tía, có thứ lá mặt trên màu đỏ, mặt dưới màu xanh. Hoa màu trắng pha tím, mọc thành chùy dài ở ngọn thân.

 

Nơi sống và thu hái: Cây trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Thu hái hoa vào mùa hè. Khi trời khô ráo, cắt lá, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô

 

Bộ phận: Hoa, lá.

 

Thành phần hóa học: Chưa nghiên cứu được  đầy đủ các hoạt chất, mới chỉ thấy có anthoxyanozit.

 

Tính vị, qui kinh: Vị hơi ngọt, tính bình; Vào các kinh: Tỳ, vị; thận.

 

Tác dụng: Tán ứ định thống, lương huyết, chỉ huyết.

 

Công dụng: Chữa chấn thương, huyết ứ sưng tấy, thổ  huyết, lâu huyết, kinh nguyệt ra nhiều, ỉa ra máu.

 

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc sắc.

 

Ích Mẫu

 

 

 

Mô tả: cây thảo sống trong 1 năm cao khoa3ng1m. Thân vuông, ích phân nhánh. Lá mọc đối xứng, có góc gần như tròn, có răng cưa rộng , các lá giữa dài, xẻ thùy, các lá ở ngọn ngắn, ít xẻ hoặc nguyên. Hoa trắng hồng  hoặc tím, xếp thành vòng dày đặc ở nách lá. Quả nhỏ, có 3 cạnh, có màu nâu xám. Cây ra hoa vào tháng 3-5, có quả tháng 6-7.

 

Nơi sống và thu hái: Mọc tự nhiên ở vùng đồng bằng và trung du, ít gặp ở vùng cao. Cây ưa đất tơi, xốp, thoát nước có thể trồng nhiều, tự này mầm vào mùa xuân. Sau khi cây bắt đầu ra hoa, thành quả. Thu hoạch cây vào lúc trời nắng, rửa sach, dùng tươi, hay phơi trong râm để héo đem nấu cao, hoặc phơi khô dùng dần; thu hoạch hạt khi cây đã dần già úa, quả chín chặt cây, phơi, đập lấy hạt phơi khô.

 

Bộ phân dùng: Toàn cây gọi là Ích mẫu thảo; lá non và ngọn gọi là ích mẫu nhung; quả, hạt gọi là Sung Úy Tử.

 

Thành phần hóa học: Toàn cây Ích Mẫu chứa 3 alcaloid (trong đó có alcaloid có N bậc 4), 3 flavonosid ( trong đó có rutin), 1 glucosid có khung steroid. Hạt chứa leonurin.

 

Tính vị, qui kinh: Ích mẫu nhung:, Ích mẫu thảo: có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, vào các kinh (Tâm, can)

 

Sung úy tử ( Hạt ích mẫu) có vị cay, đắng, tính hơi hàn, vào các kinh (tâm, can, thận).

 

Tác dụng:

 

Ích mẫu nhung, Ích mẫu thảo có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, khứ ứ chỉ thống, lợi thủy tiêu thủng.

 

Sung úy tử (Hạt Ích mẫu) có tác dụng hoạt huyết điều kinh, lương can minh mục.

 

Công dụng: Ích mẫu thường được dùng chữa:

 

Kinh nguyệt bế tắc, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, trước khi thấy kinh đau bụng hoặc kinh ra quá nhìêu, làm an thai, giảm đau, lảm dễ đẻ.

 

Phù thủng, đái ra máu. 

 

Sung úy tử dùng làm thuốc co dãn tử cung, chữa phù thủng mắt mờ.

 

Liều lượng và cách dùng: Ích mẫu thảo từ 6-24g. Sung úy tử từ 4-12g.

 

Sắc nước uống. Có thể dùng ích mẫu thảo nấu cao.

 

Ngải cứu

 

 

 

Mô tả: cây thảo sống nhiều năm, cao 0,5-1m, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, xẻ nhiều kiểu, từ xẻ lông chim đến xẻ thùy theo đường gân, mặt trên xanh đậm, mặt dưới trắng xanh, có lông. Hoa đầu màu lục nhạt, xếp thành chùm xim. Ra hoa quả từ tháng 10 đến tháng 12.

 

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang hoặc trồng. Thu hái các ngọn cây lá non làm ngải nhung hoặc cây có hoa và lá, dùng tươi hay phơi trong râm đến khô dần.

 

Bộ phận dùng: lá gọi là Ngải diệp; lá phơi khô tán nhỏ lấy phần lông trắnggọi là Ngải Nhung, dùng làm mồi cứu

 

Thành phần hóa học: Trong cây có tinh dầu (0,2-0,34%) mà thành phần chủ yếu là cineol, -thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachol alcol, adenin, choli. Trong cụm hoa có tinh dầu với hàm lượng cineol cao nhất, ở các chồi tươi và khô, hàm lượng cineol có khi đến 30%.

 

Tính vị, qui kinh: Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, tác động vào 3 kinh: can, tỳ, thận.

 

Tác dụng: Ôn kinh, hồi dương cứu nghịch, an thai, chỉ huyết, điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, chỉ thống.

 

Công dụng: Chữa chảy máu do băng huyết, lậu huyết, chữa khí hư bạch đới, chữa phụ nữ có thai, đau bụng, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt; chữa đau bụng do lạnh đau.

 

Liều lượng và cách dùng: Ngày dùng 6-10g, dạng thuốc sắc.

 

Dùng ngoài: Ngải nhung dùng để cấp cứu khi trúng hàn hoặc hồi dương trong các trường hợp thoát dương hoặc chữa đau bụng. Lá ngải cứu hơ nóng, chườm, trị đau bụng, đau khớp, dùng gối đầu trị đau đầu.

TRẦN PHƯƠNG TÙNG (t/h)
Từ khóa liên quan: một số, cây thuốc, thông dụng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Một số cây thuốc thông dụng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI