Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Liên tiếp xuất hiện các chủng cúm mới
(08:09:56 AM 15/01/2014)Người tiêu dùng cần chọn mua thịt gia cầm có nguồn gốc rõ ràng Ảnh: T.T.D.
Trong khi đó dịch cúm H7N9 đang xuất hiện trở lại khá mạnh mẽ.
Chủng cúm mới từ chim hoang dã
Theo ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, lần đầu tiên Trung Quốc ghi nhận hai trường hợp mắc cúm H9N2 cũng có nguồn gốc từ chim hoang dã. Dù bệnh cảnh nhẹ, chưa xuất hiện trên diện rộng, nhưng ông Phu cho biết rất lo ngại do gần đây các chủng cúm mới xuất hiện với tần suất dày đặc: tháng 3-2013 lần đầu tiên xuất hiện cúm H7N9, tháng 12-2013 xuất hiện chủng cúm H10N8, tháng 1-2014 lại có thêm chủng H9N2 trên người. Trong khi đó những năm trước trung bình 3-5 năm mới xuất hiện một chủng cúm mới (2003 xuất hiện chủng cúm H5N1 trên gia cầm sau đó lây lan sang người, năm 2009 xuất hiện chủng cúm H1N1 đại dịch).
Lý giải hiện tượng này, ông Trịnh Quân Huấn, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng bên cạnh lý do thời tiết, biến đổi khí hậu, thì tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, giết mổ gia cầm sống tại chợ không có phòng hộ và xử lý nước, rác thải phù hợp yêu cầu vệ sinh của người châu Á, kết hợp với các mùa chim di cư là nguyên nhân quan trọng khiến các chủng cúm mới xuất hiện thường xuyên hơn, bởi châu Âu hoàn toàn không thấy hiện tượng này. Ông Huấn phân tích các kháng nguyên H và N kết hợp với nhau tạo nên 144 chủng cúm, có thể những chủng cúm được coi là “mới” kể trên từng xuất hiện, nhưng ở quy mô nhỏ hoặc chưa gây hại nhiều. Tuy nhiên, chủng H7N9 xuất hiện từ tháng 3-2013 đến nay khá đáng lo ngại do tỉ lệ tử vong lên đến 30% ở người.
Lo ngại nguồn bệnh từ gà nhập lậu
Sau một năm tích cực phòng chống gà nhập lậu từ Trung Quốc, Ban chỉ đạo T.Ư 127 (về phòng chống buôn lậu) cho biết trong một năm qua đã có gần 1.800 vụ buôn bán, vận chuyển gà lậu, trứng gà lậu, gà giống lậu từ Trung Quốc vào VN bị bắt giữ, với tổng số gần 56.000 con gà sống, gần 202.000kg gà thịt, trên 2,7 triệu quả trứng, gần 74.000kg phụ phẩm gia cầm, trên 2 triệu gà giống, gần 35.000 con vịt giống, gần 16.000kg chim nhập lậu từ Trung Quốc về VN bị bắt giữ.
Tuy nhiên, hỏi về việc bắt giữ nhiều như vậy thì phòng chống buôn lậu gà, vịt từ Trung Quốc về VN đã triệt để? Một quan chức thành viên của đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trái phép nhận xét: “Chưa triệt để. Việc bắt giữ vừa qua mới giảm bớt tình trạng buôn bán và nhập lậu gia cầm vào VN”. Theo Ban chỉ đạo T.Ư 127, việc nhập lậu, vận chuyển gia cầm nhỏ lẻ vẫn tiếp tục diễn ra tại các địa bàn giáp biên thuộc Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh, bằng các hình thức như vận chuyển gia cầm lậu bằng xuồng cao tốc, hoặc sử dụng xe 4-7 chỗ, xe máy đón hàng ngay tại chân đường mòn biên giới...
Trong khi đó, ông Trần Đắc Phu cho biết dịch H7N9 có bệnh cảnh khá nặng ở người, nhưng lại không biểu hiện rõ ràng trên gia cầm nên người dân có thể mua nhầm gà bệnh về ăn mà không hề biết nguy cơ lây bệnh. Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm cúm H5N1 cũng khá lớn trong dịp tết này khi tỉnh Bắc Ninh và Tiền Giang đã xuất hiện ổ dịch cúm H5N1 trên gia cầm.
“Chúng tôi khuyến cáo những người đi lại, buôn bán, giao thương tại 12 tỉnh vùng dịch cúm H7N9 ở Trung Quốc, vùng dịch cúm H5N1 ở Campuchia hoặc tiếp xúc với gia cầm bệnh, chết phải báo ngay cho cơ quan y tế khi có biểu hiện viêm phổi, viêm đường hô hấp” - ông Phu cho biết. Hiện nay bằng công nghệ giải mã trình tự gen, việc xác định bệnh nhân mắc các chủng cúm mới H10N8, H9N2 có thể được xác định sớm ngay tại VN để có thể có biện pháp điều trị kịp thời.
Theo thống kê mới nhất của Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, riêng ngày 13-1 Trung Quốc đã có thêm ba trường hợp nhiễm cúm H7N9 mới ở Chiết Giang, nâng tổng số người bệnh tính từ đầu tháng 1 đến nay xấp xỉ 20 trường hợp. Từ tháng 3-2013 khi bệnh xuất hiện lần đầu tiên đã có 168 người mắc bệnh, gần 60 ca tử vong. Trong đó Canada và hai vùng lãnh thổ Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc) đều ghi nhận người bệnh H7N9 sau khi đi du lịch từ vùng dịch ở Trung Quốc đại lục. Đặc biệt là dịch đang tiến sát biên giới VN, khi tỉnh Quảng Đông, địa phương ở Trung Quốc có giao thương và đi lại nhiều với VN, đã có sáu bệnh nhân H7N9.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.