Sống khỏe » Bệnh và thuốc
"Lá đu đủ chữa ung thư": Không nên tin
(21:00:36 PM 13/06/2012)Nhiều người nguy kịch vì tự chữa bệnh
ThS Đoàn Lực, Trưởng khoa Chống đau, Bệnh viện K cho biết, tháng nào khoa cũng tiếp nhận khoảng gần chục bệnh nhân bị tai biến nặng nề, thập tử nhất sinh ở giai đoạn cuối do dùng các loại lá thuốc, thuốc Nam, lá đu đủ, thậm chí cả thực phẩm chức năng để chữa bệnh. Lúc đến bệnh viện thì khối u sưng to, di căn nhiều nơi, bệnh nhân suy kiệt... nên điều trị chủ yếu là nâng cao chất lượng sống, giảm đau cho người bệnh chứ không còn cơ hội chữa.
Sở dĩ người bệnh phải chịu kết cục đáng buồn như vậy là do thiếu hiểu biết. Mặc dù ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng ở "thời gian vàng" khi phát hiện sớm có thể khỏi bệnh, ở giai đoạn muộn giúp kéo dài sự sống, cải thiện chất lượng sống rõ rệt. Nhưng nhiều người khi phát hiện ung thư, lại nghĩ đã bị bệnh là chết hay động dao kéo vào khiến chết nhanh hơn nên không điều trị, về nhà uống nước lá đu đủ, thuốc Nam...
Trong khi đó, thuốc Nam nói chung và lá đu đủ nói riêng chưa có cơ sở khoa học chứng minh có thể chữa được bệnh, chúng ta cũng chưa rõ các thành phần trong đó, nhiều người khi dùng các loại thuốc này bị kích thích mạnh khiến khối u phát triển nhanh hơn. Do đó, theo ThS Đoàn Lực, khi bị ung thư phải đi điều trị bằng các biện pháp tiên tiến đã được chứng minh, nếu muốn có thể dùng thêm thuốc Nam hoặc lá đu đủ để hỗ trợ mà thôi.
BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam kể, có một bệnh nhân bị ung thư phổi ở Bách Khoa nghe nói lá đu đủ chữa khỏi ung thư phổi cũng lấy đun nước uống. Ông này bị bệnh dạ dày, uống được 1 tháng thì bị chảy máu dạ dày nặng và tử vong.
Đây là bài thuốc dân gian ở nước ngoài đưa vào Việt Nam và được nhiều bệnh nhân sử dụng. Viện Lao và Bệnh phổi T.Ư cũng đã thí nghiệm dùng cho bệnh nhân nhưng không có kết quả. Thực tế, trong Đông y, các bộ phận của cây đu đủ đều không được dùng chữa bệnh. Việc tự ý dùng lá đu đủ chữa bệnh rất nguy hiểm bởi loại lá đu đủ được thổ dân Úc dùng là loại "paw paw" - đu đủ thân gỗ, còn đu đủ ở Việt Nam là cây thân thảo. Hơn nữa, đu đủ có tới cả trăm loài, lấy loại lá nào, hàm lượng bao nhiêu thì lại không rõ. Đặc biệt, trong đu đủ có chất papain bào dạ dày nên những người bị dạ dày rất nguy hiểm.
Lá đu đủ. |
Dùng khi chưa có thuốc điều trị ung thư phổi
TS Nguyễn Chi Lăng, Phó Giám đốc Viện Lao và Bệnh phổi T.Ư cho biết, cách đây 10 năm, vấn đề dùng nước sắc lá đu đủ để điều trị ung thư phổi rất rầm rộ trên thế giới. Tại Viện Lao và Bệnh phổi T.Ư khi đó vì chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị ung thư phổi, hiệu quả điều trị ung thư phổi giai đoạn đó rất hạn chế... nên chính TS Nguyễn Chi Lăng và các đồng nghiệp cũng phô tô cả trăm bài hướng dẫn uống nước lá sắc đu đủ cho bệnh nhân để hỗ trợ điều trị bệnh.
Lúc đầu nước sắc lá đu đủ rất khó uống, sau họ cũng quen dần, thậm chí nghiện loại nước này. Nhiều người sử dụng không có tác dụng, nhưng một số người cũng thấy có tác dụng như giảm đau, bớt mệt và kéo dài thời gian sống hơn. Tuy nhiên, qua theo dõi thì thấy, chưa có một nghiên cứu nào kết luận rõ ràng, đầy đủ loại nước sắc này chữa được ung thư phổi.
Trước đây, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ từng tài trợ một dự án 5 triệu USD cho một giáo sư tiến sĩ ở Trường Đại học Dược Purdue để nghiên cứu trong gần 20 năm về hơn 300 loại cây khác nhau được cho là có khả năng chữa được ung thư, trong đó có paw paw - đu đủ, nhưng không hiểu sao dự án đã bị đình lại và từ đó việc sử dụng cũng bớt đi.
Hơn nữa, hiện các phương pháp điều trị ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngoài phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, hiện có nhiều loại thuốc đáp ứng điều trị rất tốt, đã "cứu" được nhiều ca ung thư phổi. Có những bệnh nhân cắt phổi 20 năm hiện vẫn còn sống. Nhiều người chỉ truyền hóa chất, khối u cũng gần như hết hẳn. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, ung thư phổi phát triển rất nhanh, có khi chỉ 3 - 6 tháng bệnh nhân đã tử vong. Việc dùng nước lá đu đủ đáp ứng chậm, phải sau vài tháng mới thấy có kết quả, do đó nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị ngay mà dùng lá đu đủ có thể đánh mất cơ hội sống của mình.
TS Nguyễn Chi Lăng lưu ý, thực tế khoa học đã chứng minh, ngay cả bệnh ung thư cũng có hai phần vạn thoái triển và tự khỏi. Hơn nữa, khi bị bệnh ung thư, người dân thường ít điều trị theo một phương pháp mà theo nhiều hướng khác nhau nên việc xác định bệnh nhân khỏi bệnh do uống lá sắc đu đủ hay do Tây y là rất khó. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân khi xác định ung thư phổi thì nên điều trị theo các phương pháp Tây y, rồi có thể dùng thêm Đông y hoặc lá đu đủ hỗ trợ.
Không thể khỏi
Đó là khẳng định của GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam. GS.TS Nguyễn Bá Đức cho biết, ung thư là một căn bệnh ác tính của tế bào, hay di căn nên việc điều trị ung thư ở tất cả các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều phải dựa vào cơ sở khoa học hết sức chặt chẽ.
Mỗi loại ung thư, mỗi bệnh nhân ung thư đều có một phác đồ điều trị tỉ mỉ, khoa học riêng nên việc chữa ung thư bằng nước sắc lá đu đủ là hoang tưởng, không có thật. Đây chỉ dựa vào suy luận hết sức đơn giản mà không có cơ sở khoa học. Trên thực tế không ai chữa khỏi ung thư bằng lá đu đủ. Có chăng chỉ là bài thuốc của những "lang băm".
Về lý thuyết, bất kỳ một loại thuốc nào đưa ra thị trường phải tiến hành theo 3 bước (pha) chuẩn. Bước 1, nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên động vật. Bước 2, sau khi có kết quả thử nghiệm trên động vật, thuốc đó sẽ được tiến hành thử nghiệm trên người tình nguyện theo dõi trong thời gian 5 năm. Bước 3, sau khi thuốc được hội đồng thẩm định đánh giá có hiệu quả, đơn vị đứng ra nghiên cứu mới xin đăng ký bản quyền và đưa ra thị trường. Như vậy, để có mặt một loại thuốc mới rõ ràng phải mất một thời gian tương đối dài, qua nhiều khâu kiểm duyệt chặt chẽ. Vì thế, việc cho rằng nước sắc lá đu đủ chữa được ung thư chỉ là cảm tính không dựa trên y học thực chứng.
Hơn nữa, theo các bác sĩ ở Bệnh viện K, Viện Dược liệu và Hội Đông y Việt Nam đề tài nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư của bài thuốc lá đu đủ đã được triển khai cách đây mấy năm nhưng đều thất bại. Và đến thời điểm này, chúng ta chưa có công bố chính thức nào. Hiệu quả của nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và theo các tài liệu không chính thức được công bố lẻ tẻ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.