Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Thứ sáu, 22/11/2024, 13:17:04 PM (GMT+7)
Chữa rết cắn bằng bài thuốc dân gian
(16:57:42 PM 01/01/2013)(Tin Môi Trường) - Thông thường khi bị rết cắn mọi người vẫn dùng 2 bài thuốc dân gian để bôi vào vết cắn, đó là: nước dãi của gà hoặc ốc. Ngoài ra, vôi ăn trầu và một số loại lá cây cũng có tác dụng làm vô hiệu hóa các nọc độc của rết.
>> Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ >> Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy vải, dây hay kiếm cái gì có thể buộc được để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) để hạn chế nọc rết truyền về tim. Sau đó tìm bắt ngay một con gà (trống), dùng ngón tay móc họng gà lấy nước dãi rồi bôi vào vết rết cắn. Làm như thế hai đến ba lần thì cơn đau sẽ dịu bớt. Không có gà có thể tìm con ốc rồi lấy nhớt (nhãi) trong miệng ốc bôi vào chỗ cắn của rết.
Ngoài ra có thể dùng:
Tỏi giã nát để đắp, rất nhanh hết đau nhức (lưu ý không nên dùng nhiều vì sẽ gây rộp da).
Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.
Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.
Củ gấu rửa sạch, giã nát dung để đắp.
Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương.
Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.
Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp; hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.
Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi.
Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.
Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.
Trong cuốn sách: "Tác dụng trị bệnh của con rết", G.S Đỗ Tất Lợi đã viết: Con rết còn gọi là ngô công, thiên long, bách túc trùng, bách cước (có tên khoa học Scolopendra morsitans L). Thường sống hoang dưới những khúc gỗ mục, khe đá, mái nhà mục nát...
Theo đông y, rết vị cay, tính ôn, có độc... nhưng có thể khử phong, trấn kinh giản, giải nọc độc của rắn, chữa hàn nhiệt tích tự trong bụng, trụy thai, trừ ác huyết, trị nhọt. Người dân thường dùng 6 con rết lớn ngâm rượu 90oC, đổ dầu vừng vào ngâm vài tháng rồi bôi lên các mụn nhọt, trĩ, chỗ bị sâu để trị đau nhức rất chóng khỏi. Những con rết được chọn làm thuốc cần chọn những con to béo, có nhiều chân, thân dẹt, dài 7-13cm, khoảng 20 đốt, mỗi đốt có một đôi chân. Đốt cuối cùng 2 chân biến thành như hai đuôi. Đầu rết có hai râu dài, răng nhọn sắc, cắn đau và có chất độc.
Như vậy rết có nhiều tác dụng, nếu biết cách bắt thì đây là cơ hội để người bắt rết làm thuốc nhưng phải rất cẩn thận và nhanh khéo để không bị cắn. Trong nhà nên dọn hết các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao... để tránh rết làm tổ. Không để trẻ em chơi nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ mà dễ bị rết cắn. Và đặc biệt, cần thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh để diệt rết.
Theo Kiến Thức
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.