Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Thứ sáu, 22/11/2024, 07:41:34 AM (GMT+7)
Chữa ung thư bằng nước tiểu là uống... thuốc độc
(16:08:04 PM 15/04/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Chuyện một số người dân ở xã Giao Tân uống nước tiểu của chính mình để chữa bệnh đã được xác nhận là có thực. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp chữa bệnh này đến đâu thì vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Chồng chị Đoàn Thị Vòng khẳng định, chị Vòng đã dùng nước tiểu để chống lại căn bệnh ung thư suốt 1 năm qua. |
Lúc này, chúng tôi mới tìm đến nhà chị Nguyễn Thị Vòng (Xóm 2 - Giao Tân - Gao Thủy - Nam Định), người phụ nữ bị bệnh ung thư vú từng khẳng định đã uống nước tiểu suốt hơn một năm nay.
Chị Vòng cho biết, “đúng là tôi dùng nước tiểu hơn một năm rồi. Trước tôi cứ tưởng mình đã chết rồi cơ, may sao có người mách tôi uống nước tiểu, thế là tôi uống cho đến bây giờ, cũng thấy đỡ đau hơn trước nhiều, nhưng chắc không khỏi được đâu. Bây giờ cả một bên vai và tay em lại sưng to tướng rồi".
Chồng chị Vòng thì bảo, “Bệnh của bà ấy nặng quá. Nếu biết mà uống sớm, có khi là cũng khỏi đấy".
Rồi trong câu chuyện với chúng tôi, phải có tới hơn chục lần, chồng chị Vòng nhấn đi nhấn lại rằng, “tôi không dám nói trước là bà ấy có khỏi hay không, chỉ biết là bà ấy có uống nước tiểu và có thấy khỏe ra, rồi sống được cho tới tận bây giờ thôi”.
Uống nước tiểu là phương pháp chữa bệnh nhảm nhí
Sau khi nghe câu chuyện về những người dân uống nước tiểu để chữa bách bệnh, bác sĩ Lê Thanh Đức - Phó trưởng khoa Nội 2, bệnh viện K Hà Nội khẳng định đó là phương pháp chữa bệnh nhảm nhí
Bác sĩ Lê Thanh Đức - Phó trưởng khoa Nội 2, bệnh viện K Hà Nội |
Bác sĩ Đức phân tích, trong nước tiểu của người lớn có chứa rất nhiều những chất cặn bã, vi khuẩn gây bệnh, và cả những chất độc đã đi vào cơ thể con người thông qua con đường ăn uống, sau khi bị cơ thể đào thải sẽ ra đi ra ngoài thông qua đường nước tiểu.
Do đó, người uống nước tiểu không khác gì đưa lại những con vi khuẩn hay những chất độc kia ngược trở lại cơ thể.
Riêng đối với bệnh nhân ung thư, nếu phát hiện và được điều trị sớm theo đúng phương pháp khoa học, thì bệnh nhân có thể sống mấy chục năm là chuyện bình thường. Còn đối với bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, hay khi khối u đã vỡ ra, thì người bệnh vẫn có thể sống thêm một thời gian ngắn hoặc dài, tùy thuộc vào cơ thể từng người.
Cho nên, đối với trường hợp người bị ung thư, khối u đã vỡ mà vẫn sống được trên một năm như bài báo đã nói là chuyện không có gì lạ, và đương nhiên không phải là do uống nước tiểu mà sống được như vậy.
Việc uống nước tiểu, không những không có tác dụng chữa bệnh mà nó còn có thể khiến cho các cơ quan khác đã yếu càng yếu hơn, người bệnh có thể mắc thêm nhiều bệnh khác và chết sớm hơn.
Vẫn theo bác sỹ Đức, trước kia, một số bệnh nhân ung thư còn sử dụng phương pháp nhịn ăn để chất dinh dưỡng không được cung cấp vào cơ thể sẽ khiến cho những tế bào ung thư teo và chết đi.
Hay một số người khác lại sử dụng phương pháp chữa bệnh ung thư bằng cách chỉ ăn gạo lứt.
Tuy nhiên, những cách chữa bệnh trên đều là những cách chữa bệnh sai lầm. Một số người dùng phương pháp này đã khiến cho cơ thể bị suy kiệt và chết.
Uống nước tiểu khác gì uống thuốc độc
Bác sĩ Đỗ Thị Thanh Hằng - Trưởng khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện K Hà Nội. |
Hay theo dân gian, khi bị say nắng, cảm nắng người ta cũng có thể uống một chút Tiểu đồng tiện để chữa các bệnh này.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một cuốn sách đông y chính thống nào nói về việc chữa bách bệnh bằng việc uống nước tiểu.
Theo bác sỹ Hằng, việc một số người lớn uống nước tiểu của chính mình, không những không có tác dụng chữa bệnh mà còn có thể làm rối loạn chuyển hóa, thậm chí gây ngộ độc cơ thể. Bởi trong nước tiểu có chứa rất nhiều những loại vi khuẩn, chất cặn bã...
Do vậy, khi nước tiểu được đưa trở lại cơ thể, tuy không gây chết người ngay, nhưng nó lại gián tiếp khiến cho cơ thể dễ dàng mắc thêm nhiều những bệnh khác. Hay những người đang bệnh sẵn, uống nhiều nước tiểu vào sẽ khiến cho cơ thể càng trở nên suy kiệt.
Vũ Lụa (Vietnamnet)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.