»

Thứ sáu, 22/11/2024, 13:25:16 PM (GMT+7)

Tẩm thuốc độc vào sừng để cứu tê giác

(08:03:31 AM 16/04/2015)
(Tin Môi Trường) - Nhu cầu sừng tê từ Việt Nam và Trung Quốc là nguyên nhân đẩy loài tê giác châu Phi đến bờ vực tuyệt chủng. Ít người biết rằng sừng tê Nam Phi không chỉ vô dụng mà còn chứa chất độc.

Tẩm[-]thuốc[-]độc[-]vào[-]sừng[-]để[-]cứu[-]tê[-]giác

Tiến sĩ Lorinda Hern thực hiện việc tiêm thuốc độc vào sừng tê ở Nam Phi Ảnh: RRP


Tẩm[-]thuốc[-]độc[-]vào[-]sừng[-]để[-]cứu[-]tê[-]giác

Chuyên gia RRJ khoan sừng tê để bơm thuốc độc Ảnh: RRP

 

Ước tính 85% trong tổng số 25.000 con tê giác châu Phi đang sinh sống ở Nam Phi. Theo Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), năm 2014 có hơn 1.200 con tê giác bị sát hại ở Nam Phi, một năm trước đó là hơn 1.000 con. Trung bình ở Nam Phi cứ mỗi ngày có 3-4 con tê giác bị giết để lấy sừng.


Giới chuyên gia quốc tế khẳng định nhu cầu sừng tê từ Việt Nam và Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn đến nạn tàn sát tê giác châu Phi. Từ năm 2010, tiến sĩ Lorinda Hern và bác sĩ Charles Van Niekerk đã thành lập Dự án Giải cứu tê giác (RRP) để bảo vệ loài tê giác Nam Phi trước nguy cơ tuyệt chủng.


Sinh ra và lớn lên tại Nam Phi, tiến sĩ Lorinda Hern từng tận mắt chứng kiến nhiều tê giác bị sát hại và cô quyết hành động để ngăn chặn nguy cơ tê giác tuyệt chủng. RRJ lựa chọn một phương pháp “phá cách” là tiêm thuốc độc vào sừng tê để “giảm giá trị” sản phẩm gây sốt tại châu Á.


Các chuyên gia RRP bắn súng gây mê tê giác, khoan sừng tê, bơm thuốc độc ngấm sâu vào sừng. Chất độc này không đe dọa sức khỏe của tê giác, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu thụ sừng tê, thậm chí gây chết người.


“RRP là giải pháp phá cách để giải quyết một vấn đề đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Chúng tôi cố gắng tạo cho từng con tê giác đang sống một cơ hội để sinh tồn” - tiến sĩ Lorinda Hern khẳng định.


Ngày 15-4, tiến sĩ Lorinda Hern và bác sĩ Charles Van Niekerk đã có cuộc trao đổi trực tuyến với báo chí tại TP.HCM về RRP và hiệu quả của chương trình này.

 

 

RRJ được thực hiện ở Nam Phi như thế nào? Mức độ thành công của chương trình?


Bác sĩ Charles Van Niekerk: Chúng tôi sử dụng các loại thuốc độc hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của tê giác, tự phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường, nhưng có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.


Chất độc có thể gây nôn mửa, co giật, choáng váng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chất độc duy trì hiệu quả trong 3-4 năm, một chu kỳ phát triển của sừng. Sau đó RRP lặp lại quy trình này.


Với các sừng tê bị cưa đi sau khi đã được tiêm thuốc thì thuốc độc sẽ tồn tại trong sừng tê vĩnh viễn.


Tiến sĩ Lorinda Hern
: Chương trình RRP đã được triển khai ở hơn 25 khu bảo tồn thiên nhiên nhà nước và tư nhân tại Nam Phi. Môt số lượng tê giác lớn đã được tiêm thuốc độc vào sừng. Đến nay, chưa đầy 2% tê giác đã được tiêm thuốc độc vào sừng bị săn bắn.


Một số khu bảo tồn cho biết số vụ săn bắn trộm tại đây đã giảm đi tới con số 0 trong vòng hai năm qua (trước đó mỗi tháng có 9 con bị sát hại). Hiện ở Nam Phi có 3-4 con tê giác bị giết chết mỗi ngày. Do đó có thể khẳng định không một sáng kiến chống săn bắn trộm nào đạt hiệu quả tương tự trong vòng năm năm qua.


RRJ quảng bá tuyên truyền của mình như thế nào để người tiêu dùng biết rằng sừng tê có chứa thuốc độc và nguy hiểm, không nên sử dụng?


Tiến sĩ Lorinda Hern
: Phần lớn các vụ săn bắn trộm tê giác có sự tiếp tay của người dân địa phương. Do đó chúng tôi khuyến khích người dân địa phương đến chứng kiến tận mắt quy trình của chúng tôi, thậm chí tham gia hỗ trợ việc tiêm thuốc độc vào sừng tê.


Đến lượt mình, người dân địa phương sẽ rỉ tai nhau nói về việc sừng tê chứa thuốc độc. Những kẻ săn bắn trộm sẽ biết rằng sừng tê họ lấy trộm là vô giá trị và nguy hiểm.


Các khu bảo tồn ở Nam Phi cũng treo biển báo rõ ràng rằng sừng tê nơi đây đã được tiêm thuốc độc.


Nhưng bọn săn trộm có thể không cần quan tâm sừng tê có độc hay không mà chỉ cần bán để kiểm tiền. Người sử dụng, ví dụ ở Việt Nam, có thể sẽ tiêu thụ sừng tê chứa độc và mắc bệnh.


Tiến sĩ Lorinda Hern
: Quả thật là những kẻ săn trộm chỉ muốn kiếm tiền chứ không hề quan tâm đến sức khỏe của khách hàng sử dụng sừng tê. Do đó, chúng tôi cũng muốn tận dụng mọi cơ hội tiếp cận với giới truyền thông ở Việt Nam cũng như các nước để đưa thông điệp của chúng tôi ra khỏi biên giới Nam Phi, để công chúng ở các nước như Việt Nam có thể hiểu rõ nguy cơ khi sử dụng sừng tê.


Tôi tin rằng công chúng khi biết sừng tê không chỉ vô dụng mà còn nguy hiểm đến sức khỏe thì họ sẽ không dại gì đùa giỡn với sự an toàn của chính mình. Nếu là người tiêu dùng, tôi sẽ không muốn đụng chạm vào sừng tê vì nguy cơ mắc bệnh cao.


Bác sĩ Charles Van Niekerk: Các sừng tê được tiêm thuốc độc đều chứa kim loại nặng và các vật liệu huỳnh quang, tỏa sáng dưới tia UV. Các máy quét an ninh ở sân bay có thể phát hiện dấu hiệu của kim loại nặng, do đó sẽ cản trở bọn buôn lậu vận chuyển sừng tê ra nước ngoài.


Nhiều người có thể cho rằng sáng kiến này là vô nhân đạo vì nó đe dọa sức khỏe con người. Liệu có cách nào tốt hơn để bảo vệ loài tê giác?


Tiến sĩ Lorinda Hern: Tôi phải nhấn mạnh rằng mục tiêu của chúng tôi không phải là làm hại người sử dụng sừng tê. Mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ tê giác. Chúng tôi muốn ngăn chặn sừng tê tẩm thuốc độc bị đưa đến tay người tiêu dùng. Do đó trao đổi với báo chí để truyền tải thông tin là điều rất cần thiết.


Vấn đề là nếu xét đến việc tê giác đang bị tàn sát vô tội vạ, có thể khẳng định không một chiến lược bảo vệ nào hiện nay có thể ngăn chặn nguy cơ tê giác tuyệt chủng.


Việc những người chủ sở hữu tê giác ở Nam Phi cho phép chúng tôi khoan sừng tê, tiêm thuốc độc để bảo vệ chúng cho thấy nạn săn bắn tê giác đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Bọn săn trộm tham lam đang biến những người vô tội thành tội phạm khi khuyến khích họ mua bán một sản phẩm bất hợp pháp dù nó không có giá trị gì.


Chúng tôi chỉ muốn giúp công chúng hiểu rõ vấn đề, thực hiện những lựa chọn chính xác dựa trên các thông tin trung thực. Khi nhận thức được mối nguy hiểm sẽ không ai muốn mua sừng tê nữa. Và khi không còn người mua thì sẽ không còn kẻ bán.


Sừng tê không có tác dụng chữa bệnh


Các nghiên cứu của WWF và Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cho thấy sừng tê giác có kết cấu cũng giống như móng tay và tóc người, hoàn toàn không có bất kỳ tác dụng y khoa như hạ sốt, giảm đau, sát khẩu hay kháng viêm nào cả. Sừng tê càng không hề có tác dụng chữa bệnh ung thư như lời đồn ở Việt Nam.

HIẾU TRUNG/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tẩm thuốc độc vào sừng để cứu tê giác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI