Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Cách không nhiễm HIV khi bị kim tiêm ma túy đâm
(15:22:32 PM 28/12/2012)
Tình trạng kẻ xấu dọa dùng kim tiêm ma túy hay nhiễm máu có HIV tấn công để trấn lột tài sản, khá phổ biến. Cũng không ít trường hợp nạn nhân sơ ý bị kim tiêm đâm trúng hoặc giẫm phải kim tiêm vứt bừa bãi bên ngoài. Không phải ai cũng biết cách xử lý đúng đắn để bảo vệ bản thân tránh nguy cơ bị nhiễm HIV.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thành Dũng, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết, đa số các trường hợp do hoảng loạn nên hay cố nặn, bóp vết thương để đẩy máu, nhằm đẩy “virus HIV” ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt. Trên thực tế, cách làm này sẽ làm tăng diện tích vùng tổn thương, khiến nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
Cần sơ cứu đúng cách khi bị kim tiêm đâm trúng để tránh nguy cơ HIV. Ảnh minh họa: skdd |
Theo bác sĩ Dũng, cần phải hết sức bình tĩnh để xử lý vết thương kịp thời. Với những vết thương tổn thương da chảy máu, cần xối ngay vết thương dưới vòi nước trong vòng 5-10 phút, không nặn bóp vết thương mà phải để vết thương tự chảy máu. Cần phải rửa kỹ bằng xà phòng sát khuẩn và nước sạch.
Sau đó, nạn nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiến hành các thủ tục khám và xét nghiệm về mức độ phơi nhiễm HIV. Các thủ tục thăm khám làm xét nghiệm HIV hiện nay rất đơn giản, nhanh gọn và không tốn kém nhiều.
"Loại thuốc kháng virus HIV phải được dùng càng sớm càng tốt, từ 2 đến 6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm cho tất cả trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ, đồng thời đánh giá tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm", bác sĩ Dũng cho biết.
Sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, các loại thuốc kháng virus hầu như không có hiệu quả. Với những trường hợp bị kim tiêm đâm trúng, thường khó có thể xét nghiệm nguồn gây phơi nhiễm, chỉ có thể tiến hành xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.
Nếu người bị phơi nhiễm có xét nghiệm HIV dương tính, nghĩa là đã nhiễm HIV từ trước thì chuyển đến các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để được theo dõi và điều trị như những người đã nhiễm HIV khác. Nếu người bị phơi nhiễm có nguy cơ và xét nghiệm HIV âm tính thì sẽ được tiến hành điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo hướng dẫn, với phác đồ điều trị hợp lý.
Một số lưu ý khi dùng thuốc kháng virus:
- Tuân thủ đúng lịch uống thuốc và làm đúng những yêu cầu trong quá trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Người bị phơi nhiễm sẽ được cung cấp các thông tin và được tư vấn thích hợp về dự phòng phơi nhiễm, lợi ích và nguy cơ.
- Trong quá trình dùng thuốc khánh virus sẽ có các tác dụng phụ của thuốc và triệu chứng của nhiễm trùng tiên phát như sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch... Do đó, không tự ý ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua, với các trường hợp có các tác dụng phụ nặng cần đến ngay cơ sở y tế.
- Người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm âm tính (thời kỳ cửa sổ). Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm. Không được cho máu, phải có quan hệ tình dục an toàn, thực hành tiêm chích an toàn, và không cho con bú cho đến khi xác định hoặc loại trừ tình trạng nhiễm HIV.
- Các trường hợp HIV âm tính vẫn phải kiểm tra lại sau 1, 3 và 6 tháng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.