Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Bệnh hiếm gặp thế giới muốn chữa tại VN
(08:11:13 AM 03/05/2012)
Giáo sư Liêm xác nhận, cuối tháng 4, một người đàn ông tên Gabriel Bontas, quốc tịch Romania đã gửi thư nhờ bác sỹ Liêm tư vấn cách chữa trị căn bệnh ly thượng bì bọng nước cho bé Emanual Bontas, con trai ông.
Trả lời thư của người đàn ông châu Âu, giáo sư Liêm khẳng định, căn bệnh hiểm nghèo này hoàn toàn có thể chữa trị ở Việt Nam với phương pháp ghép tế bào gốc.
Theo giáo sư Liêm, tới năm 2008, căn bệnh hiếm gặp này vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Ngay cả với trình độ y khoa tiên tiến trên thế giới và sự chăm sóc cẩn thận, bệnh nhân gặp phải căn bệnh này vẫn khó sống qua 40 tuổi.
Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ sống sót với căn bệnh này lại càng ít do khi mắc bệnh, da của người bệnh bị bong hàng loạt, dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng cao.
Giáo sư Liêm cho hay, phải tới năm 2008, công nghệ ghép tế bào gốc nhằm chữa trị cho căn bệnh ly thượng bì bọng nước mới chính thức được một số bác sỹ người Mỹ giới thiệu.
Ngay sau đó, tới tháng 9/2011, các bác sĩ của Viện Nhi trung ương đã thực hiện ca ghép đầu tiên cho bệnh nhân 4 tuổi và đã thành công tốt đẹp. Hiện cháu bé được ghép đã phát triển hoàn toàn bình thường.
Ca thứ 2 thực hiện sau đó 2 tháng, mặc dù có những khó khăn ban đầu nhưng hiện cháu cũng đã qua giai đoạn hiểm nghèo.
Như vậy, sau các bác sỹ ở Mỹ, Việt Nam là quốc gia thứ 2 trên thế giới thực hiện thành công phương pháp chữa trị cho căn bệnh nan y này trong suốt nhiều năm qua.
Nói thêm về trường hợp bệnh nhân người Romania, giáo sư Liêm cho hay, sau khi nhận được câu trả lời từ phía bệnh viện, người đàn ông này rất mong muốn được đưa con sang Việt Nam.
“Chúng tôi đang nghiên cứu xem có tiếp nhận được không và xin phép Bộ Y tế,” giao sư Liêm nói.
Giải thích về chi phí cho những ca phẫu thuật này, giáo sư Liêm khẳng định, với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ly thượng bì bọng nước, số tiền phẫu thuật ở Mỹ có thể lên tới con hàng triệu USD. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mức viện phí chỉ khoảng 40.000 USD.
“Số tiền tuy khác nhau nhưng chất lượng ở hai nơi tương đương bởi phác đồ điều trị ở các trường hợp là giống nhau,” giáo sư Liêm cho biết.
Theo Giám đốc bệnh viện Nhi trung ương, bệnh nhân người Romania có thể là trường hợp bệnh nhân nước ngoài đầu tiên đến Việt Nam điều trị căn bệnh hiếm gặp này, nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều bệnh nhân nước ngoài như thế nếu tỷ lệ chữa khỏi cao.
“Sắp tới, khi chúng tôi xuất bản kết quả của trường hợp ghép tế bào gốc đầu tiên trên tạp chí y khoa thế giới, có thể nhiều người nước ngoài sẽ tìm đến Việt Nam,” giáo sư Liêm nói.
Ly thượng bì bọng nước (EB) được giới y học biết đến như chứng bệnh di truyền rất hiếm gặp. Tại Mỹ, các nhà khoa học cho biết có khoảng 10.000/300 triệu người mắc các chứng bệnh này (tỷ lệ 1/30.000). Trẻ mắc các chứng bệnh EB sẽ phải luôn chống chọi với sự đau đớn. Những bóng nước phồng giộp luôn sẵn sàng vỡ ra, gây đau đớn, nhiễm trùng các vết thương khi có sự tiếp xúc không đúng cách. Các loại thuốc kháng sinh có thể làm liền vết thương ở điểm này, song bóng nước lại xuất hiện, vỡ ở một điểm khác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.