Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Thứ tư, 30/10/2024, 06:19:38 AM (GMT+7)
Nhật Bản đầu tư vào các nhà máy điện ở nước ngoài với mức phát thải ô nhiễm cao hơn trong nước
(17:21:59 PM 21/08/2019)(Tin Môi Trường) - Chính phủ Nhật Bản và các tổ chức tài chính công như Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Bảo hiểm Xuất khẩu Nhật Bản (NEXI) đang xuất khẩu ô nhiễm sang các quốc gia khác thông qua hoạt động đầu tư vào các nhà máy điện than ở những nước này. Những nhà máy này thải ra chất gây ô nhiễm không khí cao hơn nhiều lần mức cho phép tại Nhật Bản.
>> Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4 >> Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường >> Xử phạt Công ty TNHH Một thành viên Phúc Huy Gia Lai gây ô nhiễm môi trường >> Việt Nam - Nhật Bản ký kết ghi nhớ hợp tác về môi trường >> Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
Trẻ em vui chơi trên bờ biển gần một nhà máy điện than ở Jepara, Central Java mà không hề biết mối đe dọa về sức khỏe của nhà máy © Kemal Jufri / Greenpeace
Việc áp dụng tiêu chuẩn kép nguy hại như vậy cho phép các nhà máy điện than do Nhật Bản đầu tư ở nước ngoài thải ra lượng khí ôxit nitơ (NO x ) cao gấp 13 lần, lưu huỳnh điôxit ( SO 2 ) cao gấp 33 lần và lượng bụi cao gấp 40 lần so với các nhà máy được xây dựng ở Nhật Bản.
Kết quả nghiên cứu do tổ chức Greenpeace Đông Nam Á và Greenpeace Nhật Bản công bố, cho thấy từ tháng 1/2013 đến tháng 5/2019 các tổ chức tài chính công của Nhật Bản đã đầu tư 16,7 tỷ USD vào các nhà máy điện than ở nước ngoài. Khoản đầu tư này ước tính sẽ gây ra tổng cộng 150.000 đến 410.000 ca tử vong sớm đáng lẽ có thể tránh được trong vòng đời hoạt
động thường kéo dài 30 năm của những nhà máy này.
Bà Hanna Hakko – Chuyên viên năng lượng cao cấp của Tổ chức Greenpeace Nhật Bản nhận định “Thật đáng tiếc khi chứng kiến khoảng cách giữa những lời hứa hẹn của Nhật Bản về việc đầu tư cơ sở vật chất chất lượng ở nước ngoài với thực tế xuất khẩu công nghệ điện than chất lượng thấp. Nhật Bản cần phải tôn trọng các đối tác thương mại và người dân của những quốc gia này thông qua việc thúc đẩy các công nghệ năng lượng không gây hại tới sức khỏe con người và môi trường.
Nhật Bản có thể trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo nhưng điều này đòi hỏi Nhật Bản cần chấm dứt xuất khẩu công nghệ điện than gây ô nhiễm.”
Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong khối G7 vẫn đẩy mạnh xây dựng các nhà máy điện than mới trong nước cũng như ở nước ngoài, đồng thời đứng thứ 2 trong khối G20 về đầu tư công cho các dự án điện than ở nước ngoài.
Ông Tata Mustasya, Điều phối viên Chương trình Khí hậu và Năng lượng, Greenpeace Đông Nam Á nhận định: “Nếu các tiêu chuẩn không phù hợp với Nhật Bản thì cũng không phù hợp với Indonesia. Chính phủ các nước sở tại, nơi có các dự án điện than do Nhật Bản đầu tư cần bảo vệ người dân bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt hơn và nhanh chóng chuyển dịch từ điện than sang năng lượng tái tạo. Việc thay đổi chính sách và hoạt động đầu tư này cần được thực hiện ngay vì sức khỏe con người và môi trường cũng như để bảo vệ tương lai hành tinh của chúng ta.”
Greenpeace yêu cầu cả Nhật Bản và các quốc gia nhận vốn đầu tư của Nhật Bản trong lĩnh vực điện than cần lập tức chuyển dịch từ than sang các nguồn năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm. Đây là cách duy nhất giúp tránh những tác động nghiêm trọng đối với sức khoẻ do phát thải của nhiệt điện than, trong đó có hàng trăm nghìn ca tử vong sớm. Sự chuyển dịch này cũng giúp tránh được những tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu.
Kết quả phân tích trên cơ sở mô hình hóa của Greenpeace Đông Nam Á và Greenpeace Nhật Bản :
- Các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài do Nhật Bản đầu tư thải ra lượng ôxit nitơ (NO x ) cao gấp 13 lần, lưu huỳnh điôxit ( SO 2 ) cao gấp 33 lần và lượng bụi cao gấp 40 lần so với các nhà máy được xây dựng ở Nhật Bản.
- Khoảng 3,3 triệu người sẽ phải tiếp xúc với mức lưu huỳnh điôxit ( SO 2 ) nguy hiểm từ các nhà máy điện than vận hành theo giới hạn phát thải của các nước sở tại.
- Theo dự báo, phần lớn các ca tử vong sớm do hoạt động đầu tư của Nhật Bản vào các nhà máy điện than sẽ xảy ra tại Ấn Độ (160.000 trường hợp), Indonesia (72.000), tiếp đó là Việt Nam (36.000) và Bangladesh (14.000) trong vòng đời hoạt động 30 năm của những nhà máy này do tiếp xúc với bụi mịn (PM 2.5 ) và ôxit nitơ (NO x ) trong thời gian dài.
NHẬT VIÊN -Nguồn: GreenPeace Đông Nam Á và GreenPeace Nhật Bản
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhật Bản đầu tư vào các nhà máy điện ở nước ngoài với mức phát thải ô nhiễm cao hơn trong nước
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...