Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:08:29 AM (GMT+7)
Bảo tồn và phát triển Sâm cau - cây thuốc quý tại Vườn quốc gia Bến En
(16:29:05 PM 09/12/2018)(Tin Môi Trường) - Sau 3 năm thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, xây dựng mô hình trồng Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) dưới tán rừng tại Vườn Quốc gia Bến En, giai đoạn 2015-2018”, Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En (Thanh Hóa) đã xây dựng được vườn giống Sâm cau rộng 200 m2 với 22 nghìn cây giống.
>> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng >> Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
Những người thực hiện đề tài đã xây dựng thành công mô hình trồng Sâm cau dưới tán rừng tự nhiên và dưới tán rừng sản xuất.
Hình ảnh sâm cau cây thuốc quý -Ảnh: IE
Sâm cau là cây thân thảo, vỏ màu nâu đen, lá đơn mọc vòng quanh thân, quả lúc non có màu xanh, hạt chín có màu đen tuyền. Đây là cây thuốc quý đã có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007, rễ và củ của cây có công dụng làm thuốc trị các bệnh liệt dương, tê thấp, tăng cường miễn dịch, bổ thận... Một số người dân tộc thiểu số còn dùng củ cây này chữa bệnh hen, tiêu chảy hoặc giã nát đắp chữa lở loét, ngâm rượu.
Trên thế giới, Sâm cau phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm, cận nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương. Ở Việt Nam, Sâm cau mọc chủ yếu dưới các tán rừng thuộc các tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Sơn La, Hòa Bình. Tại Thanh Hóa, loài cây này thường mọc ở những khu rừng thuộc các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Như Thanh. Tại khu vực Vườn quốc gia Bến En, Sâm cau mọc tự nhiên dưới tán rừng. Do có giá trị kinh tế cao nên Sâm cau bị khai thác ồ ạt, nếu không có giải pháp bảo tồn và trồng bổ sung, tương lai loài cây này sẽ mất hẳn.
Để thực hiện đề tài, Ban quản lý Vườn quốc gia Bến En đã tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng, phân bố, đặc điểm sinh thái của loài Sâm cau tại các tiểu khu và 12 xã giáp danh; đồng thời, lập 10 tuyến điều tra với chiều dài mỗi tuyến là 3 km, từ đó phát hiện loài Sâm cau mọc tự nhiên ở các tiểu khu 614, 615, 617.
Ngay sau đó, Ban quản lý Vườn quốc gia Bến En đã xây dựng vườn sản xuất cây giống với diện tích 200 m2, thực hiện mô hình trồng Sâm cau dưới tán rừng tự nhiên và mô hình trồng dưới tán rừng trồng trên tiểu khu rừng 617. Tới nay, các cây trồng đều phát triển tốt và đã cho thu hoạch. Để giâm hom làm giống, cán bộ khu bảo tồn đã cắt bỏ lá cây, sau đó cắt tiếp 2-3 cm ở phần đỉnh củ cây Sâm cau để mang vào bảo quản, phần còn lại của củ và rễ được sơ chế thành sản phẩm bán ra thị trường.
Sau 2 năm, Ban quản lý vườn quốc gia Bến En đã thu được 702 kg củ và rễ sâm cau. Hiện thu nhập từ mô hình trồng Sâm cau dưới tán rừng tự nhiên từ việc bán hom giống và sản phẩm củ là 80 triệu, thu nhập từ mô hình trồng Sâm cau dưới tán rừng trồng là 89 triệu. Để tiếp tục bảo quản, sử dụng hợp lý Sâm cau sau khi khai thác, Ban quản lý Vườn quốc gia Bến En đã sử dụng biện pháp bảo quản lâu dài, đem sâm cau phơi khô, cất giữ vào lọ có túi hút ẩm bịt kín.
Hiện nay, thực hiện mô hình trồng Sâm cau trên diện tích 1 ha dưới tán rừng có thể giải quyết việc làm 3 lao động với thu nhập ổn định. Mô hình trồng Sâm Cau đã làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của người dân bằng phương pháp canh tác mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Lê Văn Hải, thôn Xuân Lai, xã Hải Vân, huyện Như Thanh, chủ khu rừng nơi thực hiện đề tài cho biết, đất rừng của gia đình ông thuộc vùng thuộc diện triển khai đề tài, ông đã được tiếp cận công nghệ trồng cây Sâm cau. Mặc dù giá trị lợi nhuận về kinh tế chưa cao nhưng đây cũng là một sinh kế mới cho gia đình ông và những người dân miền núi khác phát triển kinh tế.
Theo ông Nguyễn Đình Hiếu, Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia bến En, những năm tiếp theo, Ban quản lý sẽ lồng ghép các chương trình, tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hái, sơ chế Sâm cau cho người dân các xã thuộc vùng đệm Bến En. Đồng thời hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm để khẳng định thương hiệu, nâng cao giá bán, giảm thời gian lưu kho của sản phẩm, đem lại lợi ích kinh tế cho hộ trồng Sâm cau.
Nguyễn Nam
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.