Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Amíp “ăn não” là loại ký sinh trùng gì?
(13:25:57 PM 23/08/2011)
Đặc điểm bệnh nhiễm amíp Naegleria fowleri
Vào năm 1965, lần đầu tiên ở Australia, các bác sĩ M. Fowler và R. F. Carter đã mô tả một bệnh ở người gây ra bởi loại ký sinh trùng amebo-flagellates. Nó thuộc về ngành Percolozoa, lớp Heterolobosea, bộ Schizopyrenida, họ Vahlkampfiidae, chi Naegleria, loài Naegleria fowleri, tên gọi hai thành phần là Naegleria fowleri (Carter 1970). Mặc dù loại ký sinh trùng không phải là một amíp thật sự nhưng sinh vật này thường được gọi là một amíp cho thuận tiện.
Naegleria fowleri còn được gọi là "amíp ăn não", đây là một loại sinh vật đơn bào excavata sinh sống tự do, thường được tìm thấy trong các khu vực nước ngọt ấm như ao, hồ, sông, suối nước nóng. Nó cũng được tìm thấy trong đất, gần khu nước thải có độ ấm của các nhà máy công nghiệp và bể bơi không được xử lý bằng hóa chất chlor trong giai đoạn ký sinh trùng amíp hoạt động. Không có bằng chứng nào xác định loại ký sinh trùng này sinh sống được trong nước biển. Loại amíp Naeglera fowleri có thể có khả năng xâm nhập và tấn công vào hệ thống thần kinh của con người để ký sinh và gây bệnh. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng nếu bị nhiễm ký sinh trùng trùng thì gần như đa số người bệnh đều bị tử vong, tỷ lệ tử vong có thể chiếm đến 98% các trường hợp. Khi xâm nhập vào cơ thể người, loại amip Naegleria fowleri sẽ sinh sôi, phát triển rất nhanh, sau đó di chuyển lên não. Từ đây nó sẽ bắt đầu ăn các tế bào thần kinh gây nên chứng đau đầu khủng khiếp, bệnh nhân bị sốt, có ảo giác và thậm chí mất khả năng kiểm soát hành vi. Các nhà khoa học mô tả loại amíp này gây tử vong nhanh đến nỗi rất khó nghiên cứu chúng tại phòng thí nghiệm.
Amíp Naegleria fowleri có mặt ở ao, hồ, sông, suối nước nóng
Loại ký sinh trùng amíp Naegleria fowleri sinh sống và có mặt ở khắp nơi trên thế giới, tại những khu vực hoặc vùng có nước ấm như ao, hồ, sông, suối nước nóng. Thiếu niên và trẻ em thường hay bị mắc bệnh do đây là đối tượng có sở thích ưa tắm, bơi, lội ở những nơi này. Loại amíp Naegleria fowleri tồn tại ở trong nước, xâm nhập vào cơ thể con người qua đường mũi, vào não bộ để ký sinh, tồn tại ở đó và ăn các tế bào thần kinh cho đến khi người bệnh tử vong. Cho đến nay trên thế giới chỉ mới phát hiện được khoảng vài trăm trường hợp bệnh nhân bị nhiễm loài amip ăn não người này.
Chu kỳ phát triển của loại amíp Naegleria fowleri
Hiện nay tại nước ta chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào thông báo đã phát hiện được bệnh do loại amíp Naegleria fowleri “ăn não người” nhưng cộng đồng người dân cũng cần cảnh giác để phòng ngừa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.