Sống xanh » Ẩm thực xanh
Món tiết canh "chay" ngày Rằm gây rúng động
(22:55:37 PM 22/02/2016)
Món ăn gây nên nhiều luồng tranh cãi
Trong ngày Rằm tháng giêng (Tết nguyên tiêu) một chỉ dẫn hướng dẫn làm món Tiết canh chay nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận trên mạng xã hội đã gây chú ý của nhiều người.
Theo hướng dẫn này, nguyên liệu để làm món tiết canh chay gồm có củ dền, rau câu, hành tây, mề chay, rau răm, đậu phộng...Nguyên liệu chính làm nên món chay này là mề chay và rau câu. Màu sắc đặc trưng của món tiết canh được tạo nên từ nước củ dền.
Đi kèm hướng dẫn cách làm là hình ảnh món tiết canh chay đỏ tươi nhìn qua không khác gì món tiết canh thật.
Được biết đây là hướng dẫn cách làm món ăn chay của một công ty chuyên cung cấp thực phẩm chay tên là Â.L ở phường 3, Q. Gò Vấp, TP.HCM. Công ty này hình thành hơn 15 năm cung cấp đồ chay cho nhiều chợ, siêu thị, nhà hàng ở trong nước và có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.
Hướng dẫn món ăn chay này đã gây nên nhiều luồng ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng, nếu ăn chay mà lòng vẫn tơ tưởng đến món mặn thì khác gì ăn mặn và mâm cỗ chay với thịt gà chay, giò chay, thịt lợn chay...thì không còn đúng với tinh thần ăn chay của đạo Phật.
Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, việc ăn chay không nhất thiết chỉ dành cho người tu hành. Nhiều người ăn chay là vì họ phải kiêng ăn "mặn" ví dụ như người bị bệnh tiểu đường phải chọn loại đường dành riêng cho họ. Một số bạn đọc cũng cho biết, món này có thể dành cho những người mê tiết canh nhưng không dám ăn vì lo ngại vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra cũng có quan điểm nhấn mạnh, ăn món chay xuất phát từ nhu cầu sức khỏe nhưng bước đầu ăn món chay sẽ rất khó khăn. Nên việc tạo các món chay ngon, hợp vị và gần gũi là điều dễ hiểu, cần thiết.
Trao đổi với PV, đại diện công ty Â.L, công ty cung cấp món ăn này cho biết, món tiết canh chay được tạo nên chính từ nhu cầu của khách ăn. Theo đó, có một số khách ưa chuộng món này nhưng lại không muốn ăn tiết canh từ động vật mà muốn ăn tiết canh từ thực vật.
Người đại diện này cho biết thêm, đây là món chay dễ làm khi nguyên liệu là những thứ gần gũi, đơn giản và công đoạn chế biến cũng không quá phức tạp. Các năm trước, công ty Â.L có sản xuất món này phục vụ trong thực đơn của nhà hàng (công ty có nhà hàng riêng). Tuy nhiên, một số khách khác lại phản ứng, không mốn món này có tên trên thực đơn của nhà hàng do vậy hiện công ty đã dừng việc chế biến món tiết canh chay.
Ngoài tiết canh chay, công ty này cũng sản xuất các món như dồi chay, bò, sườn, gà chay...
Hướng dẫn làm món tiết canh chay
Theo quan niệm phổ thông của Phật tử Ðại thừa Việt Nam, ăn chay là dùng những chất thanh đạm, không ăn cá thịt và các thứ hôi nồng thuộc về loại ngũ tân vị (năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành, hẹ, tỏi, kiệu và hưng cừ). Việc ăn chay mang đến cho con người một sự thân tâm, thanh tịnh, tránh được nhiều bệnh tật trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra ăn chay tăng thêm phần công đức trên phương diện tiến tu qua lời dạy của Đức Phật là vì lòng thương xót chúng sinh; tránh ác báo của nghiệp sát và muốn dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
- Vinamilk khẳng định vị thế trong pha chế tại đấu trường quốc tế Asia Latte Art Battle
- Thành phố không thịt chó đầu tiên ở Việt Nam sẽ thành hiện thực
- 9 Kỷ lục Châu Á mới cho các món ăn/nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam
- Khi thực đơn biến đổi cùng khí hậu
- 11 Kỷ lục Châu Á mới về Ẩm thực và Đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác lập
- Hợp tác nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển sản phẩm thảo dược thay thế mật gấu.
- Để cử kỷ lục Châu Á cho 10 món ăn, đặc sản quà tặng nổi tiếng của Việt Nam
- Quán ăn giữa ruộng lúa mênh mông miền Tây: Nhiều người "rụng tim"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?