Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 19/01/2025, 08:37:11 AM (GMT+7)
Nứt Thủy điện Sông Tranh 2: Chuyện bình thường?
(17:00:07 PM 19/03/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Trong khi người dân hoang mang vì bờ đập chính của thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) bị nứt thì đại diện đơn vị thi công hạng mục chống thấm cho rằng đây là chuyện bình thường. Những khe nứt trên là do bộ phận kỹ thuật đục ra để bơm hóa chất vào chứ không phải do công trình bị nứt.
>> Di dời, bứng hơn 1.300 cây xanh để làm nút giao An Phú >> Xói lở đe dọa 2 nhà máy thủy điện ở Đắk Nông >> Sữa hạt Vinamilk Super Nut “ẵm” trọn 3 giải thưởng quốc tế từ các tổ chức uy tín, hàng đầu trên thế giới >> Hội thảo lấy ý kiến tháo gỡ nút thắt trong xử lý các vụ vi phạm quy định bảo vệ ĐVHD khu vực Tây Nguyên >> Chữ ký số cá nhân: Tháo gỡ nút thắt cuối cùng để số hóa ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm
Chuyện bình thường!?
Có mặt tại bờ đập chính của thủy điện Sông Tranh 2 sáng 19/3, theo ghi nhận của chúng tôi, bờ đập công trình này là một khối bêtông liên hoàn khổng lồ kéo dài, rất dày và rộng, kết cấu gồm năm cửa xả tràn ở giữa cùng thân bờ đập hai bên và được thi công theo công nghệ “bêtông đầm lăn” hiện đại.
Phần thân đập phía hạ lưu có một số mảng bêtông ở nửa thân dưới hướng về đáy có hiện tượng thấm nước, phần thân đập phía trái có đến bốn điểm nứt và rò rỉ nước chảy xối xả. Trong đó có một vết nứt khá lớn, khiến nước từ trên cao thấm xuống, chảy tuôn xối xả. Tốc độ nước rò rỉ khoảng 10 phút/1m3.
Những vết nứt như thế này đại diện Cty Phú Bắc cho rằng do mình gây ra để khắc phục sự cố rò rỉ chứ không phải do đập bị nứt. |
Các công nhân kỹ thuật của Cty Phú Bắc (trụ sở TP.HCM), đơn vị thi công hạng mục chống thấm tiến hành khắc phục sự cố.
Anh Võ Đình Duật – cán bộ phụ trách kỹ thuật của Cty Phú Bắc cho biết: Cty tôi nhận thầu hạng mục chống thấm của bờ đập thủy điện này. Đây không phải hiện tượng bờ đập bị nứt mà là do các khe nhiệt tạo nên. Nguyên nhân của tình trạng rò rỉ nước là do các tấm bố của hành lang thu thấm nước (khe nhiệt) trong lòng bờ đập bị xê dịch nên nước bị rò rỉ ra ngoài.
Chúng tôi đã tiến hành đục để tạo nên các khe hở, sau đó đút ống nhựa (loại phi 18) vào các khe hở để bơm hóa chất vào bên trong nhằm xử lý tình trạng xê dịch các tấm bố. Chúng tôi đã tiến hành làm trong 2 ngày qua, theo dự kiến công việc trên sẽ hoàn thành trong 2 ngày tới. Khi khắc phục xong, nước sẽ không còn rò rỉ ra nữa.
Đập chính thủy điện Sông Tranh 2 đang bị rò rỉ chảy nước. |
“Đối với chúng tôi, đây là hiện tượng bình thường. Những khe nứt trên là do chúng tôi đục ra để bơm hóa chất vào chứ không phải do công trình bị nứt. Nhiều công trình thủy điện lớn khác sau một thời gian tích nước đều xảy ra hiện tượng như trên, mức độ rò rỉ còn lớn hơn nhiều. Các công trình này đều do Cty chúng tôi đảm nhận hạng mục chống thấm. Sau khi tiến hành xử lý như trên thì sự cố trên không còn nữa”, anh Duật cho biết thêm.
Cũng với quan điểm trên, ông Vũ Đức Toàn - Phó giám đốc Ban quản lý thủy điện 3 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đơn vị chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2) cho biết: Những vết nứt trên đều ở vị trí những khe nhiệt của khối bêtông bờ đập, hiện tượng thấm nước qua khe nhiệt bị nứt là hoàn toàn cho phép và nằm trong tầm kiểm soát.
Bơm hóa chất chỉ là giải pháp tạm thời?
Trưa cùng ngày, đoàn công tác của Chi cục Thủy lợi Quảng Nam có mặt tại thủy điện Sông Tranh 2 để quay phim các vết rò rỉ nhằm ghi nhận hiện tượng trên.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Nam cho biết: Ngay sau khi nghe thông tin đập thủy điện Sông Tranh 2 có vết rò rỉ làm cho nước trong lòng hồ chảy ra, giám đốc Sở NN-PTNN Quảng Nam đã chỉ đạo cho Chi cục lên ngay để ghi nhận tình hình nhằm báo cáo với UBND tỉnh Quảng Nam. Còn việc xác định nguyên nhân các vết nứt rò rỉ này thì phải làm việc với Ban Quản lý Thủy điện Sông Tranh 2 mới biết rõ cụ thể được.
Các công nhân thuộc Cty Phú Bắc – thi công hạng mục chống thấm đang khắc phục sự cố rò rỉ nước. |
“Trong khi chưa có sự khảo sát kết luận của các ngành chuyên môn, đơn vị thi công không nên khắc phục sự cố bằng kiểu thủ công như vậy, kể cả việc cho hóa chất vào bên trong thân đập. Việc làm trên có thể ngăn nước chảy ra nhưng có khi lại làm cho lượng nước càng thấm sâu trong lòng đập lâu ngày sẽ rất nguy hiểm”, ông Tuấn nói.
Nhưng khi phóng viên đặt câu hỏi, việc nước chảy ra nhiều như thế này thì việc xử lý như thế nào cho đảm bảo? Việc dùng bao tải trám vào có đảm bảo hay không?. Ông Tuấn nói rằng, cần có một thời gian dài để nghiên cứu chứ không phải một hai ngày được. Phải dùng các biện pháp như siêu âm, sóng âm… mới biết được những vết nứt do đâu và nguyên nhân vì sao mới có biện pháp cụ thể để xử lý được. Còn dùng vải và bạt, xi măng trộn với keo độn vào trám lại thì đó là biện pháp tạm thời, chứ không đảm bảo an toàn.
Cùng ngày, trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Tuấn, Chánh Văn phòng UBND huyện Bắc Trà My cho rằng: Nếu các vết rò rỉ của đập chính chặn dòng Thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong sự cho phép của hồ sơ thiết kế công trình thì bình thường, không có chuyện gì phải bàn đến. Nhưng các vết rò rỉ này làm cho nước trong lòng hồ thủy điện chảy ra mạnh, không nằm trong sự cho phép của công trình thì phải nhanh chóng kiểm tra lại 3 công đoạn, gồm hồ sơ thiết kế công trình; công tác thi công xây dựng và chất lượng công trình có đảm bảo không!.
Ông Tuấn rất lo lắng cho hàng nghìn hộ dân của huyện Bắc Trà My và các huyện lân cận nằm ở vùng hạ lưu của thủy điện này. “Ở ngay trụ sở làm việc của UBND huyện Bắc Trà My có độ cao 100m so với mực nước biển, trong khi cao trình của Thủy điện Sông Tranh 2 là 175m, có dung lượng chứa 700 triệu m3 nước. Nếu như sự cố xảy ra, khả năng 40.000 nhân khẩu của toàn huyện Bắc Trà My sẽ bị ảnh hưởng. Chưa kể, hàng nghìn hộ dân ở các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, Thăng Bình, Nông Sơn có dòng Sông Tranh 2 chảy qua đổ ra sông Thu Bồn cũng bị ảnh hưởng theo”.
Một số hình ảnh các công nhân kỹ thuật khắc phục sự cố rò rỉ nước tại Thủy điện Sông Tranh 2:
Theo bee.net
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.