»

Thứ tư, 30/10/2024, 14:25:03 PM (GMT+7)

Ngày đại tang dưới chân núi Bù Lầu

(21:45:08 PM 09/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Cờ tang phủ khắp đỉnh núi Bù Lầu, trống đám lẫn lộn với dòng suối Tà Khốp. Châu Lý - ngày đại tang bên dòng Tà Khốp với sự ra đi của 10 con người trong gang tấc.

  

Nỗi đau ở gia đình nạn nhân Lê Văn Lường 

 
Những tiếng khóc xé giữa màn đêm xuất phát ra từ những căn nhà trống huơ trống hoác. Tiếng ai oán lẫn lộn trong tiếng mưa lâm thâm của mùa đông càng làm cho vùng đất Châu Lý như cô tịch; những đứa trẻ thơ dại, ngây ngô vẫn cứ thế leo qua quan tài người bố mà nó không hề hay biết bố mình đã mãi ra đi. Nơi đây, đang bao phủ một màu trắng của khói hương, màu trắng của khăn tang và ai oán cho những số phận...
 
Gỗ, máu và nước mắt
 
“Sầm. Tôi và chồng hốt hoảng đánh xem máy chạy ra thì thấy tiếng kêu cứu, trong đống đổ nát là người bị gỗ đè lên. Máu đổ vung vãi, xe lật chõng chơ và nhìn thấy có người đã tắt thở... Ôi thật kinh hoàng quá nhà báo ơi. Đây là vụ tai nạn thảm khốc chưa từng có xảy ra trên địa bàn xã chúng tôi”, chị Vi Thị Hanh một người dân ở bản Tông, xã Bình Chuẩn cho biết.
 
Buổi sáng định mệnh hôm đó (3 giờ 30 phút, sáng ngày 7/12/2011), 15 con người đi sang địa bàn huyện Tương Dương mua gỗ về Quỳ Hợp làm nhà. Chiếc xe tải được chất đầy gỗ dài, nặng khi chiếc xe vừa thoát khỏi đỉnh Pù Huột thì bỗng dưng mất lái, tài xế phanh không kịp. Chiếc xe trong tích tắc đã lao xuống rãnh thoát nước bên quốc lộ 48C. Do gỗ chất quà đầy, nặng nên chiếc xe bị lật úp chõng chơ 4 bánh lên trời. Những người trên xe bị gỗ đè: 10 người chết, 5 người bị thương. 
 
Ông Nguyễn Thế Mạnh-Chủ tịch UBND xã Bình Chuẩn (huyện Con Cuông) cho biết: “Chúng tôi không tin có vụ tai nạn thảm khốc đến như thế đâu. Khi nghe người dân điện thoại tôi và anh em trong xã chảy ra thì đúng là quá kinh hoàng. Ngay sau đó, chúng tôi huy động hàng trăm dân quân, người dân có mặt để cứu chưa người bị nạn. 7 người bị chết tại chỗ được đưa ra và đưa về các gia đình tại xã Châu Lý (Quỳ Hợp). Những người bị thương được đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện và có 3 người chết sau đó”.
 
Theo một lãnh đạo xã Bình Chuẩn cho biết, từ đầu năm đến nay tại dốc Pù Huột đã xảy ra năm vụ lật xe tải. Nhưng vụ lật xe xảy ra vào sáng 7/12 là thảm khốc nhất. Theo nhận định ban đầu, xe bị lật do chở quá tải và mất thắng.
 
Sau khi chiếc xe lật, UBND xã Bình Chuẩn đã cử công an, dân quân tiến hành kiểm số gỗ tại trường có 12 chiếc cột nhà to dài khoảng 5-7m và 18 xà nhà đã được đục sẵn nhưng chưa bào trơn và hai phiến gỗ lớn để làm giong (phản gỗ). Còn theo ghi nhận PV, hiện trường vụ tai nạn chỉ cách Trạm kiểm lâm Pù Huống khoảng 600m, xe bị tai nạn chưa chở gỗ đến trạm.
 
Một cán bộ kiểm lâm tại đây cho biết, số gỗ trên thuộc nhóm 2 và nhóm 3, chưa rõ nguồn gốc. Để xác định nguồn gốc xuất xứ, số gỗ trên được lấy từ đâu, hiện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An đang phối hợp cơ quan điều tra để là rõ.
 
Được biết, trong 10 người chết trong vụ lật xe gỗ thì bản Na Lạn có đến 5 nạn nhân. Trong đó có 2 gia đình có 2 con bị chết; Bản Bù Lầu có một gia đình hai em ruột chết là Vi Văn Việt và Vi Văn Túi.  
 
Bà Nguyễn Thị Loan, Phó chủ tịch UBND xã Châu Lý nói trong đau đớn: “Tất cả những người chết đều ở xã chúng tôi. Họ đều là trụ cột của gia đình và mưu sinh bằng nhiều việc khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn đi bốc gỗ thuê. Nhưng giờ đây không riên gì gia đình các nạn nhân buồn, mà xã chúng tôi cũng đau đớn lắm”. 
 
Nỗi đau xóm nhỏ những ngày cuối năm
 
Đêm nay mưa phùn, cái lạnh, không khí tang thương cứ bao trùm lấy miền quê nghèo Châu Lý, Quỳ Hợp, Nghệ An - nơi mảnh đất rừng thiêng nước độc, nghèo đói nay phải chứng 10 con người đã mãi vĩnh viễn ra đi trong một vụ tai nạn thảm khốc. Căn nhà được dựng lên tạm bợ bằng mồ hôi nước mắt của hai vợ chồng tích cóp, làm lụng bấy lâu nay. Ngôi nhà vẫn dở giang thì anh chết khi chưa thực hiện được ước nguyện.
 
Như một người không xương, chị oặt ẽo gục ngã bên quan tài người chồng hét lớn tiếng, rồi khàn đi khi nào không hay, chị Nguyễn Thị Tâm - vợ nạn nhân Lê Văn Lường (42 tuổi, ở bản Na Lạn) than vãn, ai oán, đớn đau đến tột cùng: “Anh ơi về với mẹ con em. Căn nhà anh đang làm giở chưa được ở ngày nào mà anh lại ra đi. Mẹ con em giờ biết làm sao đây. Ông trời sao nỡ bắt chồng tôi đi sớm thế... Ơi anh ơi là anh ơi”. Chị khóc như oán thân trách phận mình.
 
Căn nhà của anh Lường đang giang dở thì anh đã mãi ra đi trong một buổi sáng đi bốc gỗ thuê định mệnh. Anh chết đi để lại cho chị hai đứa con (một đứa học lớp 10, 1 lớp 9). Là con trai duy nhất, cầm cái gậy tre nhỏ yếu oặt đứng khom lưng mỗi khi có người vào thắp hương, nét mặt, nước mắt và nỗi sâu hiện rõ. Trên khuôn mặt khả ái ấy, nhưng giờ đây cả hai đứa con từ nay vắng bóng cha thật rồi.
 
Trời mưa vẫn cứ đổ, trời càng về khuya càng lạnh và không khí tang tóc như phủ khắp núi rừng. Phía xa xa, căn nhà bé nhỏ cạnh quốc lộ trông như một túp lều đơn sơ. Phía trong nhà chẳng có một thứ gì đáng giá, đến chiếc giường để nằm ngủ cũng không chứ nói đến bộ bàn ghế. Nền nhà vẫn tráp tạm bằng đất sét – giữa nhà là hai quan tài của hai anh em Lô Văn Thông (SN 1988) và Lô Văn Minh (SN 1990) đặt song song.
 
Đứa con nhỏ của anh Thông mới hơn một tuổi vẫn đùa nghịch cứ leo qua quan tài người bố mình mà chẳng hề hay biết bố đã mất. Nhìn cảnh đứa con ngây thơ ai cũng phải rơi lệ. Chị Lương Thị Dung - vợ nạn nhân Thông la lết bên quan tài người chồng, chị khóc như cạn nước mắt: “Hôm qua (ngày 7/12) anh ấy bảo đi chuyến này về để lấy tiền mua thêm mấy cái tấm gỗ nữa để làm nhà cho chú em. Bây giờ anh ấy đi xa mẹ con tôi thật rồi. Thằng con nhà tôi nó mồ côi cha thật hả chú...?”.
 
Ông Thông sinh được 3 người con (2 trai, một gái). Anh Thông (một cháu 1 tuổi), anh Minh (em anh Thông có 2 cháu: 2 tuổi và 3 tháng tuổi) đều đã có vợ và con. Đau đớn nhất khi nhìn cả 3 đứa cháu ông Thông vẫn hồn nhiên bên quan tài của bố mình. Chiếc quan tài không phải bằng những tấm gỗ mỏng như thường thấy. Trái lại những chiếc quan tài theo phong tục của người dân tộc Thái phải là những thân cây trên rừng nhiều năm tuổi được đưa về dự sẵn trong nhà. Nhìn những cổ quan tài ấy, tôi liên tưởng đến chính những thân gỗ kia mới đây thôi anh em Thông – Minh vừa đi bốc về và gặp nạn.
 
Cạnh dòng Tà Khốp là căn nhà của anh Minh vừa mới tháo dở được 2 ngày. Để có tiền sửa lại nhà, anh Minh và Thông đã phải đi bốc gỗ thuê và giờ đây hai anh em họ đã về nơi an nghỉ cuối cùng khi căn nhà vẫn còn giở dang. Như cạn nước mắt, ông Hùng đôi mắt đỏ hoe, lo lắng bảo: “Hai thằng nhà ta nó nói đi chuyến này về kiếm tiền để sửa lại nhà. Giờ thì không còn nữa rồi. Nó bỏ nhà, bỏ vợ con bỏ ông bà mà đi thật đó chú”.
 
Cách một con suối nhỏ Tà Khốp, dưới dãy núi Bù Lầu cờ tang, khăn tang treo khắp vườn trắng muốt. Che khuất bởi những hàng cây cao lớn, là căn nhà lụp sụp của của cụ Vi Thị Khuyển (80 tuổi, mẹ của 2 anh em Vi Văn Là (SN 176 và Vi Văn Hiếu (SN 1984) vẫn những làn khói trắng tinh bay vờn vợn trên khoảng không như linh hồn của hai anh em đang lượn lờ chưa muốn lìa cõi dương thế. Cụ Khuyền vẫn nằm bẹp trên chiếc giường cũ nát, thi thoảng cụ nói đứt quãng: “Bố nó cũng về suối vàng rồi. Nay lại thêm hai đứa chúng nó theo ông mà đi. Giờ thì mẹ, vợ, cháu sống làm sao đây”.
 
Phía cuối căn nhà sàn mộc mạc, người anh em đang bế đứa bé mới 2 tháng tuổi con anh Là khóc toáng lên. Tôi kịp ghi lại hình ảnh thì cả nhà nhìn vào cháu mà khóc thương cho số phận khi mới 2 tháng tuổi đã mồ côi bố. “Từ nay nó mất bố thật rồi. Lớn lên làm sao nó biết bố nó thế nào. Tội nghiệp cháu tôi quá...”, ông Lương Thanh Long - anh rể nạn nhân Là chua chát nói.
 
Dưới con suối Tà Khốp kia dường như ngừng chảy, bởi sự đau buồn tang tóc đang bao phủ lấy nó. Những giọt nước mắt hàng trăm người thân, anh em, làng xóm đã rơi lệ xuống nó – làm cho nó đang ngừng chảy như thể để chia sẻ cùng nỗi đau này. Na Lạn tang tóc, đau đớn, tuyệt vọng và ai oán đang bao trùm. Những đứa trẻ ngây dại nay mất bố; những người vợ nay chồng mãi không về; những người bố, người mẹ từ nay đã mất con thật rồi.
 
Trời về đêm càng u ám, não nề hơn bởi tang trắng đang phủ lấy đêm đen ở mảnh đất Châu Lý này. Giữa cái lạnh nơi miền biên ải kèm theo những cơn mưa rừng càng làm lạnh thêm. Bước chân tôi cứ thế đi hết gia đình nhà này đến hoàn cảnh kia. Vượt con đốc nhỏ dựng đứng, trơn trượt, chiếc xe máy cài số 1 nhưng vẫn phải dừng lại. Tôi cởi giày cuốc bộ hơn 100m, nằm phía trên ngọn đồi cao kia là những tiếng khóc xe màn đêm cô tịch; hiện ra trước mắt là căn nhà sàn xiêu xiêu, vẹo vẹo tôi thầm nghĩ chỉ cần một cơn gió lớn nó sẵn sàng thổi đổ.
 
Trong căn nhà ấy là hai chiếc quan tài của hai anh em Vi Văn Việt (SN 1978) và Vi Văn Túi (SN 1984 - Túi mất vào cuối giờ chiều ngày 7/12 sau gần 15 giờ đồng hồ cấp cứu tại BVĐK Quỳ Hợp). Tôi tiến đến thắp nén nhương cầu bình an cho người đã khuất, bỗng tiếng khóc vang lên: “Anh ơi là anh ơi! Sao anh nỡ bỏ mẹ con em à đi. Anh đi rồi ai nuôi con ăn học anh ơi. Anh bảo anh đi rồi anh về. Đến giờ này rồi anh vẫn nằm gần một ngày thế này rồi mà vẫn chưa tỉnh hả anh ơi”, tiếng khóc não nề của chị Vi Thị Việt - vợ anh Việt (thông thường người dân tộc Thái lấy tên chồng đặt cho tên vợ - PV) khiến những người có mặt đã khóc lên.
 
Ngồi cạnh quan tài người bố là 3 đứa con của anh Việt. 3 đứa con ngây thơ với 3 vành khăn trắng nhưng nó không biết rằng bố mình đã mãi về nơi an nghỉ cuối cùng. Ông Vi Văn Dũng (55 tuổi - bố của hai anh em Việt và Túi) nhưng trông như một cụ ông đã 80, bởi gia cảnh nghèo túng, vất vả, khắc khổ nên ông già trước tuổi. “Cả hai đứa nó ra cửa nhà cả rồi. Nhưng hôm nay cả hai đứa nó lại phải về đây vì đã chết. Phong tục bên nhà ta là thế đó. Sinh ra ở một nhà thì nay nó chết cũng phải về với bố mẹ mà. Hôm trước nó đi còn dặn tôi năm nay nhà ta có tết to đấy. Nhưng giờ thì đang có tang to mà chú...”, ông Dung bình tĩnh nói về cái chết của hai đứa con mình.
 
Những ngày cuối năm tại các bản Bù Lầu, Na Lạn, Bản Ngọn, Bản Cồn những vành khăn trắng phủ khắp núi đồi. Nơi đây 10 con người mãi vĩnh viễn ra đi có khoảng 20 đứa trẻ trở thành mồi côi cha, rồi đây cuộc sống của những người đàn bà chân lấm tay bùn sẽ ra sao?.
 
Chia tay Châu Lý mà lòng chúng tôi quặn thắt khi nhìn những đứa trẻ ngây ngô vẫn leo qua quan tài người bố mà không hề hay biết bố mình đã chết.
ĐẠI AN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngày đại tang dưới chân núi Bù Lầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI