»

Thứ năm, 31/10/2024, 02:20:26 AM (GMT+7)

Câu chuyện về sừng tê giác ở Sài Gòn

(17:42:07 PM 17/02/2012)
(Tin Môi Trường) - Tin Môi Trường giới thiệu bài báo 2 phần về niềm tin (vô lý) vào khả năng chữa trị bá bệnh của sừng tê giác của người Việt Nam vừa được đăng tải trên trang Ground Report ngày 14/2/2012

 

Ảnh :  Michael Smith
 

Tôi và Phung đang uống café tại một góc yên tĩnh của quán Vasco. Phung là chồng của một cô bạn người Anh của tôi. Quán bar có chơi nhạc sống, nhưng vẫn là quá sớm để một câu lạc bộ đêm tại Hai Bà Trưng, một con đường ở trung tâm Sài Gòn trở nên sôi động vào giờ này. Đó là vào khoảng 1/2011, khoảng thời gian gần đến Tết nguyên đán và mọi thứ đều trở nên dễ chịu cho một kì nghỉ tuyệt vời nhất trong năm. Phung là chủ một công ty sản xuất truyền hình, chúng tôi đang nói chuyện về một bữa tiệc của giới sản xuất phim mà anh đã tham dự. Tôi đột nhiên hỏi Phung về một câu chuyện mà tôi đang viết dở: Cậu đã bao giờ dùng thử sừng tê giác chưa bởi tôi nghe nói rằng giới nhà giàu ở Việt Nam sử dụng nó rất rộng rãi. Phung trả lời anh chưa dùng nó nhưng anh bật chiếc iPhone của mình lên và tìm thấy thông tin trên một trang web phổ biến bằng tiếng Việt, vietbao.com.
 
Phung đọc và dịch cho tôi. Bài báo nói rằng mọi bộ phận của tê giác đều là “phương thuốc thần kì”. Thậm chí cả phân của tê giác cũng có thể là một liều thuốc giảm đau nếu được pha với rượu. Trong một bài báo có tên “Tại sao sừng tê giác lại đắt hơn vàng”, tác giả tự nhận mình đã uống rượu ngâm với phân tê giác được pha bởi một người đàn ông tên Viet tại vườn quốc gia Cát Tiên (Tê giác sống ở vườn quốc gia Cát Tiên, gần Sài Gòn cho đến khi nó bị tuyệt chủng vào đầu năm 2010). Anh ta cũng tự nhận định rằng loại rượu này đã giúp mình phục hồi sinh lực sau một ngày đi bộ kiệt sức trong rừng. Tôi nói với Phung một cách thẳng thừng rằng đó chỉ là một cảm giác ảo sau khi uống một ngụm rượu mạnh được pha với phân tê giác và tôi cũng nói thêm rằng việc uống phân tê giác chỉ cho thấy mong muốn đến tuyệt vọng của một số người Việt Nam để được uống thử thứ thuốc tê giác lừng danh. Phung đã hoàn toàn làm tôi sửng sốt khi nói rằng anh ý cũng tin vào công hiệu của sừng tê giác. Và lí do cho niềm tin của anh ý là: “Nếu không phải như thế thì đã chả có nhiều tin đồn như vậy”
 
Tại thời điểm đó, tôi đã biết Phung được khoảng 3 năm và anh là một trong số ít những người đàn ông Việt Nam mà tôi có thể nói chuyện và pha trò như với một người phương Tây thực thụ. Phung là một người rất Tây hóa và tiến bộ, nhưng trên hết anh ta vẫn là người Việt Nam và niềm tin về văn hóa truyền thống đã ăn sâu bám rễ vào một con người. Niềm tin đó cũng thật là kì quặc đối với một nhà sản xuất truyền hình đã từng học tây dược tại một trường trung cấp tại TP HCM (Trường Trung học kỹ thuật y tế) vào cuối những năm 80 của thế kỉ trước và thêm một lý do nữa đó là hồi đó Phung bị ảnh hưởng bới một ông thày có lẽ là hơi nghiện rượu..
 
Sau khi chúng tôi chuyển sang bàn khác để nhường chỗ cho một nhóm đông sinh viên Việt Nam, Phung tiếp tục đọc trên iPhone của mình và dịch phần trọng tâm nhất cho tôi : “Sừng tê giác hiệu quả hơn Viagra khi làm cho phái mạnh có thể quan hệ tình dục trong 2 đến 4 giờ liên tiếp” và “tê giác ăn một loại cây gai đặc biệt, tên thường gọi là lá gai, loại lá này đã cung cấp cho sừng tê giác loại sức mạnh đặc biệt”. Hôm sau Phung cũng email cho tôi thêm 2 website nữa cũng bằng tiếng Việt và khá phổ biến ở Sài Gòn cùng với một đoạn bằng tiếng Anh mà anh tóm tắt. Www.anninhthudo.vn (trang web chính thức của báo An ninh Thủ đô) và www.ykhoanet.com cả hai trang web này đều đề cao công dụng của sừng tê giác. Một bài báo có tên “Sừng tê giác có chữa được ung thư?” đã phủ nhận hoàn toàn những công dụng thần kì của sừng tê giác với bệnh ung thư như đồn đại ở đất Sài Gòn, nhưng tiếp sau đó lại là những ý kiến khẳng định rằng sừng tê giác có thể giúp tăng khả năng tập trung và giải rượu.
 
Tôi đã ở Việt Nam được khoảng hai năm rưỡi trước khi những câu chuyện về buôn lậu sừng tê giác thu hút sự chú ý của tôi. Một email xuất hiện trong hòm thư gmail của tôi có viết về việc tìm thấy bộ xương tê giác và sừng tê giác đã bị cắt sau khi nó chết. Vụ việc được phát hiện tại một rãnh nước ở Vườn quốc gia Cát Tiên vào ngày 29/4/2010. Sau một lúc tìm hiểu, tôi phát hiện ra rằng con tê giác này đã bị bắn trong thời kỳ WWF  đang thực hiện một dự án dùng chó săn để tìm phân tê giác nhằm xác định số lượng còn lại của loài vật nguy cấp này trong tự nhiên. Một blog online đã ghi lại quá trình này. Theo như phát biểu của bà Trần Minh Hiền, giám đốc quốc gia WWF Việt Nam, việc con tê giác cuối cùng ở Việt Nam bị bắn chết là một đòn giáng mạnh. “Tê giác không chỉ là một loài động vật quý hiếm đối với Việt Nam mà việc bảo vệ tê giác còn được coi là ví dụ tiêu biểu cho việc thể hiện nỗ lực bảo tồn tại Việt Nam”.
 
Trước khi thực hiện dự án, WWF ước tính rừng Cát Tiên phải có nhiều nhất là 10 con tê giác, nhưng theo những số liệu mới nhất cũng như việc phát hiện ra cái chết của con tê giác cuối cùng WWF có thể khẳng định rằng tê giác đã hoàn toàn tuyệt chủng tại Việt Nam. Theo WWF, con tê giác cuối cùng của Việt Nam đã bị giết để lấy sừng.
 
Tôi đã ở Đà Nẵng trong khoảng một năm sau khi tôi có cuộc phỏng vấn với một bác sĩ thú y, người đã tiến hành khám nghiệm xác con tê giác cuối cùng của Việt nam. Tôi đã nghe vị bác sĩ này kể chi tiết về cái chết của tê giác. Con tê giác đã rất đau đớn và phải chịu đựng nỗi đau này trong khoảng thời gian dài. Nó bị bắn vào chân và vết thương đã bị nhiễm trùng rất nặng trong suốt ba tháng trước khi nó chết. “Nếu bạn có một vết loét xung quanh xương, thì chân bạn chắc phải trông kinh khủng lắm…Nó có thể đã chết bởi cú ngã (xuống rãnh nước), hay bởi nhiễm trùng máu hoặc bởi một vết đạn khác”, vị bác sĩ thú y này chia sẻ.
 
Sau ngày diễn ra lễ hội bắn pháo hoa hằng năm tại Đà Nẵng, trong một quán café nhìn ra dòng sông đang lững lờ trôi tại trung tâm thành phố, tiến sĩ Ulrike Streicher đang cố diễn tả cho tôi cảm giác của bà lúc đang ở WWF và nghe tin về cái chết của con tê giác cuối cùng tại Việt Nam.
 
“Tôi cảm giác như đó là một sự thất bại. Đặc biệt đây lại là con tê giác cuối cùng của Việt Nam. Con vật này đã lẩn tránh các nhà khoa học trong một thời gian dài. Nó là một loài vật thông minh nhưng những tên thợ săn vẫn tìm ra chúng”.
 
“Chẳng có gì là an toàn cả. Nếu cả triệu người Việt Nam cùng khóc lóc cho sự mất mát này, thì nó cũng chẳng là gì đối với những tên thợ săn cả”.
 
“Cuối cùng vẫn chỉ là sự im lặng. Chúng tôi nghĩ rằng người Việt Nam [chính phủ] chắc hẳn đã thấy rất bối rối nhưng họ cũng chỉ im lặng cho qua”.
 
Bà cũng chia sẻ rằng phải mất tận ba tháng để thuyết phục chính phủ đồng ý mổ khám nghiệm. Bà cũng đổi lỗi cho internet đã làm cho loài động vật này phải chết.
 
Sừng tê giác từ Nam Phi
 
Trả lời báo Johannesburg’s Beeld vào tháng 10/2010 trước thềm cuộc gặp gỡ giữa quan chức của 2 quốc gia để bàn thảo về một Biên bản thỏa thuận (MoU) hợp tác chung trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã và các biện pháp thực thi pháp luật để bảo vệ tê giác, Ông Bulelwa Sonjica, Bộ trưởng Các vấn đề môi trường của Nam Phi cho biết “ Tôi không có ý định công kích những người dân Việt Nam, nhưng tôi cũng muốn làm mọi việc thật rõ ràng rằng những con tê giác của chúng ta đang bị giết hại, rằng sừng tê giác đang bị buôn bán bất hợp pháp ra khỏi Nam Phi và rằng đây là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm tới”.
 
Năm tháng trước, 30 phút trước khi khai mạc World Cup tại Nam Phi, 2 người Việt Nam, chắc chắn đã bị một chút xáo trộn bởi dàn hợp xướng của hàng triệu chiếc đàn vuvuzelas, đã bị bắt tại sân bay ở Johannesburg khi họ đang mang trong mình 20 chiếc sừng tê giác. Mỗi chiếc nặng trung bình khoảng 7kg và được định giá khoảng 20.000 USD/kg hay 1200USD/gram trên thị trường chợ đen tại Châu Á. Hai tuần sau, vào khoảng 30/6 tại một tòa án Nam Phi, quan tòa Manyathi đã tuyên phạt một người Việt Nam khác - Xuân Hoàng 10 năm tù giam. Quan tòa đã nói rằng ông muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ đến người dân Việt Nam qua bản án phạt lần này vì dường như phạt hành chính không có nghĩa lý gì đối với người Việt Nam.
 
(Còn tiếp phần 2: Đừng có tin tất cả những thông tin bạn tải về.)
Tác giả: Michael Smith (WCS Việt Nam dịch)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Câu chuyện về sừng tê giác ở Sài Gòn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa

Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa

(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI