Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Góp ý Báo cáo đánh giá tác động môi trường của thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A
(17:53:58 PM 01/10/2012)
Một góc vườn quốc gia Cát Tiên
Công văn số 228/BNN-TCLN của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần ký ngày 06 tháng 02 năm 2012 phúc đáp Văn bản số 45/TTg-KTN ngày 31/08/2011 do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký về việc xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: "Xử lý trường hợp diện tích rừng và đất cần cho dự án thủy điện" trình Thủ tướng báo cáo rằng hai thủy điện ĐN 6 6A được xây dựng sẽ không ảnh hưởng lớn đến các nội dung và tiêu chí xác lập VQG Cát Tiên cần xem xét lại trên cơ sở khoa học, công khai lấy ký kiến phản biện của chuyên gia đa lĩnh vực, đa ngành và khách quan theo Luật định và nghị quyết 49 của Quốc Hội về điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi mục đích có diện tích từ 50 héc ta để xây dựng công trình trọng điểm quốc gia trong vùng lõi khu bảo tồn của rừng đặc dụng.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/09/2012 về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 11 di tích, trong đó có danh lam thắng cảnh VQGCát Tiên thuộc 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước được công nhận sếp hạng làDi tích quốc gia đặc biệt. Do vậy Di tích quốc gia đặc biệt VQG Cát Tiên cẩn phải tuân thủ theo điều 13 của Luật Di sản Văn hoá. (Trích Điều 13: Nghiêm cấm các hành vi sau đây: 2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản. 3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; 5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.)
Phức hệ Bàu Sấu (Bau Sau Wetland Complex) vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thế giới, vùng đất ngập nước tái thả phục hồi cá sấu xiêm (Crocodylus siamensis) (có nguy cơ tuyệt chủng vĩnh viễn trong tự nhiên về lại tự nhiên thành công nhất Thế giới , vùng tâm lõi của Di sản Thiên Nhiên Thế giới đang chờ thẩm định sẽ làm mất đi thảm thực vật và hệ sinh thái rừng ngập nước tự nhiên mà tương lai không thể phục hồi lại được. Ngoài ra, khi đó khu vực Bàu Sấu sẽ bị thay đổi bằng một thảm thực vật khác, mà chủ yếu là cỏ và cây bụi, đặc biệt là sẽ tạo điều kiện cho các loài cây ngoại lai như Mai dương xâm chiếm và phát triển, dẫn đến nguy cơ Khu Ramsar Thế giới bị chết theo như cảnh báo của chuyên gia Wuytack, J. hay của TS Phạm Hữu Khánh, người có hơn 30 năm nghiên cứu và làm việc tại VQG Cát Tiên.
Kế hoạch xây dựng hai thuỷ điện này cộng hưởng cùng những đập thuỷ điện khác nhất là 3 đập thủy điện (Đồng Nai 3, 4 và 5) ở thượng nguồn của VQG chắc chắn sẽ làm giảm mực nước của sông Đồng Nai. Mực nước cao là yêu cầu quan trọng để có nước ngược dòng chảy của suối Đăk Lua cấp nước cho các vùng đất ngập nước ở phía bắc phân khu Cát Tiên và Bàu Sấu. Do vậy, việc xây dựng tiếp hai đập này trên sông Đồng Nai sẽ dẫn đến thu hẹp Diện tích của một số vùng đất ngập nước quan trọng đối với các loài chim nước định cư và di cư, các loài cá và các loài thú móng guốc (G. Polet, 2000). Trong khi chúng ta chưa có đánh giá tác động môi trường chiến lược, chưa tập trung nghiên cứu và đưa ra giải pháp đối với các mối đe dọa tiềm tàng mà các đập nước này có thể gây ra khi đã xây dựng đập Thuỷ Điện Đồng Nai 3 và 4 (VQG Cát Tiên, 2003b).
Việc xây dựng hai công trình thuỷ điện có hai bờ trái của đập, lòng hồ và vùng ảnh hưởng trực tiếp nằm trong khu vùng lõi của Khu dữ trữ sinh quyển Đồng Nai là vi phạm nguyên tắc bảo tồn vùng lõi của MAB Quốc Tế, vi phạm cam kết của Việt Nam với thế giới.
Chúng ta cần thận trọng tham chiếu đến các Luật: Luật Đa dạng Sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Di sản, Luật Thủy sản, Luật Môi trường và các Công ước, cam kết quốc tế: công ước quốc tế Về Đa dạng sinh học, Công ước Ramsar, Công ước Di sản Thế giới và tham khảo:
Hướng dẫn của UNESCO/IUCN về bảo tồn và quản lý các khu vực tự nhiên linh thiêng (The UNESCO/IUCN Guidelines for the Conservation and Management of Sacred Natural Sites);
Công ước Đa dạng Sinh học Akwé: Hướng dẫn Kon về Đánh giá Tác động Văn hóa, Môi trường và Xã hội Liên quan đến Dự án Phát triển Ảnh hưởng Khu vực Thiêng liêng .
Tuyên bố Yamato cho cách tiếp cận tổng hợp để bảo vệ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể .
Hệ sinh thái tự nhiên, rừng và hệ sinh thái nhân văn ở Cát Tiên rất đặc trưng, chúng quan hệ biện chứng chặc chẽ nhau. Đây có thể coi là mái nhà lý tưởng Đông Nam Bộ nói riêng và Đông Dương nói chung, là lá phổi xanh của thế giới trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra, không gian văn hóa của Cát Tiên có nhiều đặc sắc và cuốn hút mà không bất kỳ nơi đâu có được mà di sản văn hóa phi vật thể cồng chiêng được thế giới công nhận chỉ là một trong số đó. Bên cạnh đó còn có nhiều dân tộc và bản sắc văn hóa khác nhau, gắn với truyền thống đấu tranh cách mạng của từ đời bao đời nay. Từ những năm 1940s nhà dân tộc học trẻ Georges Condominas, người Pháp đã đến Tây Nguyên và vùng phía Bắc Cát Tiên để cùng ăn ở với đồng bào và nghiên cứu về văn hóa của người Mnông và một số dân tộc khác ở đây. Công trình nghiên cứu về văn hóa và dân tộc học cùng với những phát hiện độc đáo đã thu hút sự quan tâm của thế giới và hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Quai Branly (Pháp).
Hơn nữa, chưa tính đến việc sẽ có nhiều nguồn gen quý hiếm, đặc hữu cùng những loài mới cho Việt Nam và khoa học chưa được nghiên cứu-khám phá nơi đây sẽ có nguy cơ mất đi vĩnh viễn thì tiếng ồn, tiếng rền vang cộng hưởng của những loạt mìn nổ phá đá trong quá trình xây dựng công trình sẽ gây stress, ảnh hưởng-tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ, sự yên bình của hàng triệu người vùng hạ lưu (Bài học nhãn tiền ở Sông Ba, Sông Tranh 2,… đã rõ) và gây xáo trộn đời sống bình yên của hệ động và thực vật vùng ảnh hưởng nơi đây nhất là đối với những loài nhạy cảm lớn và có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu như loài Tê giác Việt Nam, Chà vá, Vượn má vàng,…. Và vì VQG Cát Tiên nằm trong Vùng Chim đặc hữu (EBA) vùng đất thấp Nam Việt Nam-VQG Cát Tiên bao gồm hai vùng chim quan trọng là Nam Cát Tiên và Cát Lộc tức vùng dự án thuỷ điện (Tordoff 2002)- và có quần thể của 3 loài trong vùng chim đặc hữu này này là: Gà so cổ hung Arborophila davidi, Gà tiền mặt vàng Polyplectron germaini và Chích chạch má xám Macronous kelleyi (Stattersfield et al. 1998, Polet và Phạm Hữu Khánh 1999a). Cát Tiên cũng là điểm quan trọng đối với việc bảo tồn các loài chim nước. Trong số các loài chim nước bị đe dọa toàn cầu đã ghi nhận ở khu vực là Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni, Ngan cánh trắng Cairina scutulata và Già đẫy nhỏLeptoptilos javanicus (Polet & Pham Huu Khanh 1999a).
Những tác động tới đất canh tác nông nghiệp, đặc biệt là những cánh đồng lúa quan trọng lại nằm ngay vùng sản xuất nông nghiệp dưới đập (huyện Cát Tiên, huyện Bù Đăng, Tân Phú, Vĩnh Cửu...), tác động đến an sinh sinh kế của những gia đình sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông, và hơn hết cả là những ảnh hưởng về môi trường xã hội đối với cộng đồng dân cư ở lưu vực sông, nhất là đồng bào bản địa (Mnong, Mạ, Stieng, Chau Ro,...) chưa được tính đến một cách cẩn trọng và khách quan trọng hai báo cáo đánh giá tác động môi trường do Viện Môi trường và Tài nguyên-Đại học Quốc gia Tp.HCM thực hiện. Việc dự kiến hai công trình thuỷ điện đóng góp cho ngân sách nhà nước là 322,7 tỷ VNĐ tức là chưa đến 15 triệu USD trong 40 năm hay khoảng 8 tỷ đồng mỗi năm từ việc phá hơn 370 héc ta rừng trong đó có 137 héc ta rừng trong vùng lõi khu bảo tồn của hai thuỷ điện này (Đồng Nai 6 là 180,52 tỷ, Đồng Nai 6Alà 142,18 tỷ) trong toàn bộ chu kỳ kinh tế dự tính 40 năm của chủ đầu tư sẽ chẳng là bao, sẽ là quá nhỏ, làm sao có thể bù đắp lại việc giữ rừng để bán không khí, bán carbon cho thế giới, bán nước sạch cho vùng hạ lưu, cho thuê dịch vụ môi trường rừng để làm du lịch nông thôn về với rừng, học cách sống của đồng bào bản địa vùng sâu như bác Nguyễn Đức Phúc (Lâm Đồng) đã làm, lưu truyền-bảo tồn-phát huy các giá trị của hệ tri thức bản địa nhất là về cây thuốc dân tộc học và làm sao so với những mất mát lớn lao về nguồn gen quý gia, tuyệt chủng các loài trên phạm vi toàn cầu, mất mát-xói mòn về hệ tri thức bản địa nhất là hàng ngàn người Mạ khu vực dự án, suy giảm sức khoẻ-tinh thần-niềm tin trong nhân dân,….
Hiện có hơn 60 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động, nhiều khu trong số này chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt chuẩn. Kết hợp với các công trình chất thải ra môi trường và đi vào dòng sông của các công trình Bâu xít, của14 thuỷ điện trên dòng sông chính Đồng Nai,… Đây là nguyên nhân chính làm suy thoái-mất mát về đa dạng sinh học, gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước sông Đồng Nai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và an toàn của hơn 18 triệu dân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khu vực Đông Nam Bộ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
- HANE: Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 2
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.