»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:30:53 PM (GMT+7)

Nhà khoa học Nhật Bản và câu chuyện tế bào gốc

(08:30:20 AM 10/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Người nhận giải Nobel Y học năm nay thể hiện quyết tâm sử dụng tế bào gốc đa năng nhân tạo (iPS) chữa trị những căn bệnh suy nhược mà cho đến nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả.

 

Giáo sư Shinya Yamanaka. Ảnh: ucsf.edu.

 

Trong bài giảng hàng năm tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, trước lễ trao giải Nobel ngày mai, giáo sư Shinya Yamanaka Nhật Bản chia sẻ câu chuyện dẫn đến phát hiện khoa học quan trọng là sản xuất thành công iPS nhờ hàng loạt những khám phá ngoài mong đợi.

 

Trước khi kể về những phát hiện thú vị từ các bài thí nghiệm mà các thầy đã giao cho ông, giáo sư Yamanaka cho biết về hai người thầy lớn giúp ông trong những ngày đầu làm khoa học, là giáo sư Katsuyuki Miura, Đại học Thành phố Osaka và Tom Innerarity, thời điểm đó là điều tra viên cấp cao tại Viện Gladstone, Mỹ. Yamanaka nói hai người này luôn biết động viên và khích lệ các nhà khoa học trẻ ngay cả khi những kết quả trong thí nghiệm cho kết quả mâu thuẫn với giả thuyết mà họ đưa ra. Ông cho biết ông đã cố gắng làm một người thầy tốt giống như họ nhưng điều đó quả thật "rất khó".

 

Một người thầy lớn khác "chính là thiên nhiên" - "người" đã mang lại cho Yamanaka những kết quả ngoài mong đợi, cũng là "người" mang lại cho ông các kế hoạch hoàn toàn mới mẻ.

 

Theo nhà khoa học Nhật Bản, lần đầu tiên ông không thể hình dung được sẽ mất bao lâu trước khi xác định được các nhân tố then chốt cần thiết để tái lập trình các tế bào sinh dưỡng thành tế bào iPS. Ông từng băn khoăn rằng có thể sẽ phải mất tới 10, 20, 30 năm hoặc thậm chí có thể còn lâu hơn nữa mới đi đến khám phá này.

 

Tuy nhiên, cuối cùng nhóm của ông chỉ mất có 6 năm trước khi đạt được đột phá quan trọng vào năm 2006 khi Yamanaka phát hiện ra một lựa chọn khác với việc phải phá huỷ các phôi người, từ đó xua tan những trở ngại về mặt luân lý và đạo đức trong công nghệ tế bào gốc.

 

Giáo sư Yamanaka, 50 tuổi cho phép các nhà nghiên cứu trẻ làm việc tại phòng thí nghiệm của mình, đặc biệt là Kazutoshi Takahashi, một giảng viên đại học Kyoto, và hai nhà nghiên cứu khác nhằm tăng tốc cho khám phá mới của ông. Ông nói: “Nếu không có những cống hiến hết mình của ba người đó, chúng ta có thể sẽ không bao giờ sản xuất được tế bào gốc iPS, ít nhất là ngay trong phòng thí nghiệm của mình. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào về các khoa học trẻ".

 

Yamanaka cũng cho biết những nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc iPS (CiRA) của đại học Kyoto, một viện nghiên cứu do ông làm Viện trưởng, được cho là sẽ giúp kiểm tra các điều kiện và sàng lọc các loại thuốc cho các căn bệnh liên quan đến tế bào thần kinh vận động như bệnh xơ cứng cột bên teo cơ, một căn bệnh về suy yếu hoạt động của hệ cơ hiện chưa có phương thuốc nào chữa trị đặc hiệu.

 

Trước đó một ngày, nhà khoa học John Gurdon, 79 tuổi, người đồng nhận giải Nobel Y học với Yamanaka năm nay và là giáo sư danh dự Đại học Cambridge, cũng có bài giảng thường niên. Yamanaka cho hay, ông cảm thấy rất vinh dự khi được chọn là người cùng nhận giải thưởng với giáo sư Gurdon, người khai phá ra lĩnh vực tái lập trình hạt nhân cách đây nửa thế kỷ, thời điểm Yamanaka mới ra đời.

 

Sau bài giảng, giáo sư Yamanaka cho biết ông phần nào bớt căng thẳng khi đã hoàn thành một trong những sự kiện quan trọng trong chuyến thăm tới Stockholm và tự chấm “60% điểm” trong bài giảng bằng tiếng Anh của mình. Vợ của Yamanaka, bà Chika, 50 tuổi nói bà cảm thấy xúc động khi lắng nghe bài giảng của chồng vì nó khiến bà nhớ lại nhiều kỷ niệm.

(Nguồn: Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà khoa học Nhật Bản và câu chuyện tế bào gốc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI