Công nghệ xanh » Vật liệu xanh
Loài hoa khó ngửi nhất thế giới
(17:56:27 PM 13/07/2015)Hàng nghìn người đổ xô đến xem hoa Titan arum nở tại Vườn Bách thảo Hoàng gia (RBGE), Scotland, tháng 6/2015. Ảnh: Express.co.uk
Theo Epoch Times, loài hoa khó ngửi nhất thế giới có mùi thịt thối rữa tên là Titan arum (Amorphophallus titanum). Năm 1878, nhà thực vật học Italy Odoardo Beccari là người phương Tây đầu tiên quan sát cây Titan arum ở khu rừng nhiệt đới xích đạo phía tây Sumatra, Indonesia. Cây Titan arum sau đó được mang về trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Anh và Mỹ.
Trồng titan arum không phải là công việc dành cho người thiếu kiên nhẫn. 10 năm sau khi trồng, Titan arum mới nở hoa. Sau đó, nó sẽ ra hoa không đều đặn, vài năm một lần. Cây có một củ ngầm khổng lồ, nặng tới 75 kg.
Khi nở, cây trông giống một bông hoa khổng lồ. Cánh hoa màu xanh như một chiếc váy gọi là mo, còn đầu nhọn ở giữa gọi là bông mo. Những cấu trúc này chứa hàng nghìn bông hoa nhỏ, các nhà thực vật học gọi là cụm hoa.
Titan arum còn có tên gọi khác là "hoa xác thối" hay "thực vật thối rữa". Mùi hôi thối thu hút nhiều côn trùng thụ phấn như bọ cánh cứng ăn thịt và ruồi. Mo có màu xanh lá cây ở bên ngoài nhưng phần đầu có màu đỏ giống thịt.
Hoa Titan arum nở tạo ra khá nhiều nhiệt, lên đến 36 độ C, gây ấn tượng cho côn trùng khiến chúng bò trên mo và đẻ trứng vào thứ ngỡ là thịt thối. Quá trình trên giúp vận chuyển và thụ phấn cho cây.
Vài năm trước, các nhà khoa học tại Vườn Bách thảo Hoàng gia (RBGE), Scotland, phát hiện hai phân tử chính chịu trách nhiệm tạo ra mùi khủng khiếp của hoa Titan arum là dimethyl đisunfua (DMDS) và dimethyl Trisulfua (DMTS). Với số lượng nhỏ, phân tử DMDS và DMTS khiến bia bị mất mùi (DMDS là sản phẩm phụ của quá trình lên men bia.
Nhóm nghiên cứu cũng xem xét nhiều loài khác nhau của chi Amorphophallus, bao gồm Titan arum, và thấy chúng hầu hết đều tạo ra DMDS và DMTS. Một số loài sử dụng các phân tử khác như axit hữu cơ tìm thấy trên "da đẫm mồ hôi", cũng như indole (phân tử một phần chịu trách nhiệm tạo ra mùi phân người).
Chi Amorphophallus không phải là chủng thực vật duy nhất tạo ra mùi đáng sợ như thế này. Nấm stinkhorn Nam Phi (clathrus archeri) cũng sản xuất ra DMDS, khiến chúng có mùi chuột chết. Hoa Helicodiceros muscivorus được tìm thấy ở Sardinia, Italia và Corsica, Pháp có mùi hôi giống như con ngựa chết. Nó sử dụng dimethyl sulfide (DMS) cũng như DMDS và DMTS để thu hút ruồi xanh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
-
Dùng drone xử lý mùi hôi tại bãi rác An Hiệp
-
Phát triển giao thông xanh cho tương lai
-
Phương pháp mới tạo vật liệu bán dẫn từ nước thải
-
Đổi mới sáng tạo trong giải quyết ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mekong
-
Người dân cần sử dụng thuốc diệt cỏ đúng cách
-
Các chất HFC sẽ được quản lý, loại trừ từ năm 2024
-
Phát hiện mới về loài thụ phấn cho những bông hoa đầu tiên trên Trái Đất
-
Bình Định hướng đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
.jpg)