Công nghệ xanh » Vật liệu xanh
Giải pháp sinh thái giúp môi trường nước Hồ Hoàn Kiếm không ô nhiễm
(10:40:02 AM 17/11/2015)Trong khi đó, Hồ Hoàn Kiếm lại là quần thể có giá trị vô cùng to lớn đối với Hà Nội, cả về văn hóa, lịch sử, kiến trúc và cảnh quan. Vì vậy, Hà Nội áp dụng giải pháp sinh thái để xử lý môi trường nước - đây là một giải pháp xử lý môi trường nước bền vững.
Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội
Từ nhiều năm nay, Hà Nội luôn tập trung chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Đó là nước thải đã được tách ra khỏi hồ Hoàn Kiếm nhờ việc nâng mép hai đập tràn cống xả ra hồ tại phố Hàng Khay và Đinh Tiên Hoàng so với cao độ trung bình của bờ hồ. Hồ chỉ tiếp nhận nước mưa xung quanh qua cống Hàng Khay và Đinh Tiên Hoàng. Các đập tràn tại các cống xả đã tách được hầu hết nước thải đô thị không để chảy vào hồ. Tuy nhiên việc này lại làm giảm đáng kể lượng nước bổ cập cho hồ vào mùa mưa. Mực nước ít khi đảm bảo để duy trì cảnh quan cho hồ, đặc biệt trong khi hồ còn là nơi sinh sống của cá thể rùa Hoàn Kiếm - loài đặc hữu của Việt Nam.
Do mực nước hồ thường bị cạn do bốc hơi trong mùa khô, nên thành phố Hà Nội đã nhiều lần phải dùng phương pháp bổ sung nước bằng nguồn nước của Công ty Nước sạch Hà Nội. Lượng nước bổ sung mỗi ngày khoảng 500m3 - 800m3 trên tổng lượng nước trong hồ 160.000m3 cũng không làm xáo trộn điều kiện sinh thái trong hồ.
Kết quả phân tích chất lượng nước của các cơ quan, đơn vị nghiên cứu sau đợt nạo vét bùn, rác ven bờ và bổ sung nước vào Hồ Hoàn Kiếm cho thấy mức độ ô nhiễm ở đây giảm và thấp hơn nhiều so với các hồ khác trong thành phố, nồng độ oxy đã được nâng lên, môi trường sống cho các loài thủy sinh được cải thiện. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là các giải pháp tình thế, chưa bảo đảm được một cách bền vững môi trường trong sạch cho hồ Hoàn Kiếm.
Vì vậy, Chi cục Thủy sản Hà Nội đã đưa ra giải pháp hút bùn là biện pháp cải tạo hồ rất hữu hiệu nếu được thực hiện đúng quy trình. Hiện nay, lớp bùn trong Hồ Hoàn Kiếm trung bình dày từ 60cm đến 80cm. Bùn chính là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước tuy nhiên nếu hút bùn không đúng cách sẽ giải tỏa chất thải từ bùn ra nước hồ làm cho nước hồ bị ô nhiễm.
Chi cục Thủy sản Hà Nội cho rằng sử dụng công nghệ Sediturtle của Đức có ưu thế vượt trội so với máy xúc, làm giảm thiểu các dinh dưỡng từ bùn thải ra môi trường nước, ngăn chặn được hiện tượng tảo nở hoa. Bởi nạo vét bùn thủ công sẽ làm tăng nguy cơ giải tỏa chất dinh dưỡng hoặc chất độc từ bùn ra nước dẫn đến nguy cơ tăng cường sự phát triển của tảo (hiện tượng tảo nở hoa). Vì vậy, nếu phải để trục vớt rác rưởi và các vật thể lớn bằng nạo vét cơ khí hoặc thủ công thì cũng cần thực hiện với sự chú ý đặc biệt.
Việc cải tạo Hồ Hoàn Kiếm là hết sức cần thiết để bảo vệ hệ sinh thái, trong đó có loài rùa quý trước nguy cơ bị hủy diệt bởi sự ô nhiễm và sa lắng bùn. Chỉ chừng nào hệ sinh thái này được phục hồi thì chất lượng nước trong hồ Gươm mới được cải thiện bền vững.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
- Dùng drone xử lý mùi hôi tại bãi rác An Hiệp
- Phát triển giao thông xanh cho tương lai
- Phương pháp mới tạo vật liệu bán dẫn từ nước thải
- Đổi mới sáng tạo trong giải quyết ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mekong
- Người dân cần sử dụng thuốc diệt cỏ đúng cách
- Các chất HFC sẽ được quản lý, loại trừ từ năm 2024
- Phát hiện mới về loài thụ phấn cho những bông hoa đầu tiên trên Trái Đất
- Bình Định hướng đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.