»

Thứ sáu, 22/11/2024, 18:23:26 PM (GMT+7)

“Công nghệ” xuất khẩu chuột đồng Campuchia vào Việt Nam Tin ảnh

(11:00:25 AM 04/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Mùa bắt chuột lên đỉnh điểm sau vụ gặt lúa trong tháng 6 và tháng 7 ở tỉnh nông nghiệp Kompong Cham, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 60km. Lúc này, chuột kiếm được ít thức ăn hơn nên dễ bẫy hơn.

Hãng tin BBC vừa có bài phản ánh công việc đang được xem là ngày càng “ăn nên làm ra” ở một số vùng nông thôn Campuchia.

 

Một vụ thu hoạch rất đặc biệt đang diễn ra trên nhiều cánh đồng lúa của Campuchia. Trong mùa vụ này, mỗi ngày có hàng chục ngàn con chuột đồng bị bắt sống, cung cấp cho một thị trường XK thịt chuột ngày càng mở rộng.

Mặc dù bị xem là vật có khả năng mang mầm bệnh dịch nguy hiểm ở nhiều nước, chuột đồng Campuchia được xem là món ăn ngon, tốt cho sức khỏe vì quan niệm loài này sống hoang dã, ăn thức ăn tự nhiên và thịt chứa chất đạm ít béo.

Mùa bắt chuột lên đỉnh điểm sau vụ gặt lúa trong tháng 6 và tháng 7 ở tỉnh nông nghiệp Kompong Cham, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 60km. Lúc này, chuột kiếm được ít thức ăn hơn nên dễ bẫy hơn.

Lúc nguồn thức ăn của chuột đồng giảm xuống cũng là khi mùa mưa bắt đầu. Loài gặm nhấm này, do vậy, phải kéo lên những khu đất cao. Chhoeun Chhim, 37 tuổi, nông dân kiêm thợ săn chuột địa phương cho hay mỗi đêm anh ta đặt 120 cái bẫy chuột đồng.

“Chuột đồng rất khác những loại chuột khác. Chúng ăn thức ăn khác chuột nhà”, Chhin nói. Theo anh, người sành ăn biết rất rõ sự khác biệt của chuột đồng và họ hàng của chúng đang sống ở khu vực đô thị. Anh cho rằng chuột nhà thì không nên ăn.


“Chuột nhà bẩn, có nhiều ghẻ trên da”, Chhin bảo. “Đó là lý do chúng tôi không bắt chuột nhà để ăn”.

Với vẻ tự hào, Chhin kể ra một loạt những món “sơn hào hải vị” mà chuột đồng mới “đủ tư cách” ăn, cho thấy chúng rất sành và kén, không ăn uống “bậy bạ” như chuột nhà. Đó là mầm thóc, rau sạch hoặc rễ một số loại cây mọc hoang. Chính đây là những loại mồi nhử anh bỏ vào bẫy hằng đêm.

Xuất sang Việt Nam

Vào những hôm may mắn, Chhin có thể bắt được tới 25kg chuột đồng còn sống nguyên.

“Sau vụ gặt, chuột có ít thức ăn hơn, đó chính là lúc tốt để bắt chúng”, anh nói trong khi tháo những chiếc lồng to được đan bằng thép chứa đầy chuột đồng từ xe máy của mình. Hôm nay, Chhin mang số chuột bắt được đến bán cho một đầu nậu người địa phương.

Cho dù nói “ăn hơi giống thịt lợn”, nhưng Chhin nói thịt chuột không phải là món ăn ưa thích của anh.

“Chúng tôi bán chuột lấy tiền rồi mua cá về ăn”, Chin Chon, 36 tuổi, một thơ săn chuột nói. Hôm nay anh ta cũng mang chuột đến nhà đầu nậu. Chuột được tập hợp ở đây, cân, phân loại và được nhốt lại vào lồng, chuẩn bị đem đi XK.

Tất cả số chuột của Chhin, Chon và những người khác cân được 200 kg. Những con chuột còn đang kêu chí chóe trong các lồng, sẽ được xuất sang Việt Nam, thị trường duy nhất.


Người ta có thể ăn thịt chuột theo nhiều cách: nướng, rán, nấu cháo, theo lời Chheng An, 22 tuổi. Hôm nay, An chuẩn bị xe máy để vượt qua hành trình đường đất trong bốn giờ. Điểm đến là một khu vực biên giới với Việt Nam. An sẽ giao toàn bộ chuột thu gom được, ước tính vài trăm kg cho một điểm đại lý thu mua chuột.

“Đây là loại thịt ngon. Thịt chuột có thể chế biến nhiều cách. Thịt chuột ở Việt Nam được bán rất đắt, trong khi lại rất rẻ ở Campuchia”, An nói.

“Làm ăn được”

Vào cao điểm mùa bắt chuột, đầu nậu Saing Sambou, 46 tuổi, xuất khẩu tới 2 tấn chuột mỗi sáng qua Việt Nam.

Trong 15 năm trở lại đây, công việc làm ăn của bà Sambou đã tăng trưởng ít nhất 10 lần. Thịt chuột ngày trước được bán với giá chưa đến 20 xu Mỹ một kg, nay bà Sambou thu 2,5 USD cho mỗi kg thịt chuột và nhu cầu hằng năm không ngừng tăng lên.

Giống như hầu hết người Campuchia, bà Sambou không thường xuyên ăn thịt chuột, cho dù bà tin tuyệt đối rằng loại thịt này an toàn đối với con người.

Chỉ tay về phía đám gà vịt đang kiếm ăn trên những đống rác bẩn ngoài vườn, bà Sambou bảo: “Tôi nghĩ thịt chuột còn sạch hơn thịt gà, vịt. Chúng chỉ ăn thóc và rễ cây”.

“Người từ xa cũng tới đây mua thịt chuột. Họ thích những con to, béo”, bà Tuan nói. “Những con cỡ này này”, bà giơ bắp chân ra để so sánh. “Thịt chuột ngon hơn cả thịt lợn đó”, bà không quên nhắc khách.

  Con trai bà Sambou, Roeun Chan Mean, 9 tuổi, khoe với khách vết chuột cắn trên ngón tay trong khi cứ chốc chốc lại nhón một gói bim bim từ đống hàng hóa của mẹ.


“Đùi và gan chuột là ngon nhất”, Chan Mean nói. Trong khi đó, hai chú chó nhà bà Sambou đã có bữa sáng ngon lành khi hai chú chuột đồng tìm cách thoát khỏi lồng lúc người ta chia chúng ra bỏ vào các lồng chuẩn bị đem xuất khẩu.

Hean Vanhorn, một vụ trưởng thuộc Bộ Nông nghiệp Campuchia, nói việc buôn bán thịt chuột cũng giúp bảo vệ mùa màng của nước này.

“Săn chuột lấy thức ăn hoặc bán giúp ngăn ngừa loài gặm nhấm ấy phá hoại các cánh đồng lúa”, ông này nói.

Ở khu vực biên giới Campuchia - Việt Nam thuộc huyện Koh Thom, Thuong Tuan, 30 tuổi, ngồi dưới một mái hiên bằng tôn dưới cái nóng của buổi sáng, trong cái mùi hôi đặc trưng của đám chuột, thành thạo làm thịt một đám chuột đồng lớn, lông màu xám bằng cách lột da và chặt chân, đuôi.

Minh, 13 tuổi, người giúp việc của Tuan thò tay vào cái lồng sâu, tóm lấy đuôi từng chú chuột và nhanh chóng đập đầu chúng vào một tảng đá.

Khách hàng mua thịt chuột ở những thị trấn bên Việt Nam gần đó thích mua những con chuột lớn, đã được làm thịt sẵn, bà Tuan, người Việt cho hay. Bà là chủ vựa thịt chuột lớn nhất ở khu vực biên giới này.

 


Chuột đồng được coi là đặc sản tại Campuchia


  Một thợ săn chuột người Campuchia tên là Chhoeun Chhim mang chuột tới bán cho đầu nậu ở địa phương.

Thương lái người Việt kéo đến biên giới với Campuchia để thu gom chuột đồng.

Một số thương lái lột da và làm thịt chuột trước khi bán


Một số chuột được bán cho thương lái đến từ Việt Nam

(Theo NNVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Công nghệ” xuất khẩu chuột đồng Campuchia vào Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo

Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo

(Tin Môi Trường) - Gõ từ khóa “zalo web” lên công cụ tìm kiếm, top đầu kết quả trả về luôn có 2 địa chỉ “zaloweb.me” và “zaloweb.vn”. Đây đều là các website giả mạo do kẻ xấu tạo ra để lừa người sử dụng. Mỗi ngày đang có hàng triệu lượt truy cập vào các địa chỉ này.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI