Công nghệ xanh » Vật liệu xanh
Cây cối cũng có “bảo kê”
(18:15:58 PM 08/09/2012)
Theo trang Live Science, cây cối thường phát đi các tín hiệu hóa học cảnh báo nguy hiểm khi chúng bị bệnh dịch, vật gây hại và thậm chí cả máy xén cỏ tấn công.
Một con ong bắp cày ký sinh đang tấn công các trứng bướm đẻ trên cây mù tạc đen. Ảnh: Live Science |
Cây mù tạc đen – một họ hàng của cây rau cải – luôn sản sinh ra các chất hóa học được gọi là “chất bốc hơi của cây” khi xuất hiện một con bướm có ý định cư trú trên các lá của nó. Một nhóm các nhà nghiên cứu châu Âu đã tìm hiểu về vai trò của những tín hiệu này trong việc xây dựng khả năng phòng vệ của cây.
Trong báo cáo kết quả nghiên cứu đăng tải trên số mới phát hành của tạp chí PLoS ONE, các tác giả cho biết, cây mù tạc đen tỏa ra một mùi đặc trưng khi các con bướm trắng lớn có tên khoa học Pieris brassicae đẻ trứng trên lá của nó. Mùi hương này vừa có tác dụng xua đuổi các con bướm mang thai khác đẻ thêm trứng lên cây, vừa giúp thu hút 2 loài ong bắp cày ký sinh Trichogramma brassicae và Cotesia glomerata.
Theo nhóm nghiên cứu do chuyên gia Nina Fatouros đến từ Đại học Wageningen (Hà Lan) dẫn đầu, các con ong bắp cày nhào tới và tập kích trứng bướm cũng như sâu bướm nở ra từ đó. Cơ chế bảo vệ nào ngăn cản bầy sâu bướm ăn dần ăn mòn lá của cây mù tạc đen. Đổi lại, các con ong bắp cày ký sinh sẽ được vỗ béo bằng trứng và sâu bướm.
Nghiên cứu phát hiện, phản ứng trên của cây mù tạc chỉ đặc biệt dành riêng đối phó với các con bướm Pieris brassicae. Khi một sinh vật gây hại kém phổ biến hơn, nhậy rau cải (Mamestra brassicae), đẻ trứng trên cây, các nhà nghiên cứu không thấy loài thực vật này tỏa mùi kêu gọi “bảo kê” như vậy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
- Dùng drone xử lý mùi hôi tại bãi rác An Hiệp
- Phát triển giao thông xanh cho tương lai
- Phương pháp mới tạo vật liệu bán dẫn từ nước thải
- Đổi mới sáng tạo trong giải quyết ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mekong
- Người dân cần sử dụng thuốc diệt cỏ đúng cách
- Các chất HFC sẽ được quản lý, loại trừ từ năm 2024
- Phát hiện mới về loài thụ phấn cho những bông hoa đầu tiên trên Trái Đất
- Bình Định hướng đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
(Tin Môi Trường) - Gõ từ khóa “zalo web” lên công cụ tìm kiếm, top đầu kết quả trả về luôn có 2 địa chỉ “zaloweb.me” và “zaloweb.vn”. Đây đều là các website giả mạo do kẻ xấu tạo ra để lừa người sử dụng. Mỗi ngày đang có hàng triệu lượt truy cập vào các địa chỉ này.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.