»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:30:44 PM (GMT+7)

Cách phát hiện giấy chứa chất gây ung thư

(08:41:09 AM 25/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Chất huỳnh quang được đưa vào giấy nhằm mục đích tăng sáng. Chất này có trong giấy bao gói thực phẩm, giấy vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, không ngoại trừ là chất gây nên căn bệnh quái ác là ung thư. Ở nước ngoài chất này đã bị cấm sử dụng.


Cho thêm chất phát quang để tăng độ trắng

Trước sự việc nhiều nước thu hồi cốc, đĩa và giấy vệ sinh chứa chất huỳnh quang làm trắng, TS Đặng Văn Sơn, Phó trưởng phòng Kỹ thuật, Tổng Công ty giấy Việt Nam cho hay, chất huỳnh quang được sử dụng trong giấy nhằm mục đích khiến mắt thường nhìn vào có cảm giác giấy trắng hơn. Chất này thường được đưa vào sau khi giấy đã được tẩy trắng bằng một số hóa chất khác.

Một chuyên gia xin giấu tên làm trong ngành giấy cho KH&ĐS biết, giấy nguyên thủy có màu vàng ngà, độ trắng không cao. Tuy nhiên, vì thị hiếu thị trường của người tiêu dùng thích giấy trắng, giấy đẹp nên một số nhà sản xuất đã cho thêm chất huỳnh quang nhằm mục đích làm tăng sự phản quang của giấy, tức tăng độ trắng. Lúc này, nhìn bề ngoài giấy trắng hơn.

"Cách đây khoảng 10 - 20 năm đây là hóa chất đặc biệt, chưa được dùng vào trong giấy. Nhưng gần đây chất này được sử dụng khá bừa bãi trong sản xuất giấy do chưa được kiểm soát... Trên thế giới người ta cấm tuyệt đối không được cho chất tăng trắng, cụ thể là chất huỳnh quang, vào các loại giấy bao gói thực phẩm, giấy làm cốc đĩa ăn, giấy vệ sinh. Bởi các chất này có nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ người dân, trong đó không loại trừ ung thư", vị này phân tích.

TS Đặng văn Sơn cũng cho biết thêm, chất tăng trắng thường được dùng với hàm lượng nhỏ, như 1 tấn nguyên liệu chỉ cần 1kg. Tuy nhiên, vấn đề là nguồn gốc xuất xứ hóa chất đó từ đâu, đã được đánh giá chỉ tiêu an toàn hay chưa. Riêng như hóa chất tẩy trắng cũng có rất nhiều loại, chất lượng, tác hại khác nhau, rất khó kiểm soát. Vì thế, giấy càng trắng càng có nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng hơn. 

Soi[-]giấy[-]dưới[-]ánh[-]đèn[-]tia[-]cực[-]tím.
Soi giấy dưới ánh đèn tia cực tím.


Đừng ham giấy trắng

Theo các chuyên gia, giấy bao gói sản phẩm, làm cốc, đĩa đựng thức ăn, giấy vệ sinh không được sử dụng chất huỳnh quang do chất này tác động đến sức khoẻ người tiêu dùng. Cụ thể, khi bao gói hay đựng thức ăn, chất huỳnh quang sẽ thôi ra ngấm vào thức ăn. Như giấy vệ sinh, luôn được dùng để lau vào các nơi da mỏng, nhạy cảm của cơ thể. Vì thế, chất này cũng tác động đến cơ thể.

Riêng các loại giấy như giấy vở học sinh, giấy photo dùng chất tăng trắng hoặc giấy được tẩy trắng cũng có những tác hại nhất định. Ví dụ, vở học sinh trắng sẽ khiến mắt học sinh kém do phản xạ ánh sáng gây lóa, góc nhìn hạn chế. Trường hợp người dân sử dụng các loại giấy này để gói thức ăn nguy cơ độc càng cao do thôi nhiễm hóa chất vào thức ăn.

Để phát hiện chất huỳnh quang trong giấy, người dùng chỉ cần sử dụng đèn tia cực tím để  kiểm tra. Nếu giấy chứa chất huỳnh quang sẽ cho các sợi, tia màu phản quang trên giấy.

PGS.TS Đỗ Quang Huy, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cũng nhấn mạnh rằng, ở nước ta  hiện chưa có quy định về việc cấm hay hạn chế chất huỳnh quang cũng như các chất có mạch vòng trong ngưỡng an toàn nào. Trong khi  các chất này gây ra nguy cơ ung thư cho người tiếp xúc nhiều. Vì thế, các cơ quan chức năng cần xem xét, nghiên cứu để kiểm soát chặt chẽ hơn.

 

Soi kiểm tra giấy dưới đèn cực tím

Để kiểm chứng giấy trắng, phóng viên đã thử một số loại giấy ăn, giấy vệ sinh, cốc giấy vào đèn tia cực tím của máy soi tiền. Trong 5 mẫu giấy vệ sinh được chiếu đèn, có 1 mẫu chứa một vài vệt tia phản quang nhưng mờ. Giấy ăn có 3 mẫu đều bình thường. Riêng cốc giấy do phóng viên mua tại hàng tạp hóa, không ghi rõ nguồn gốc thì chứa các chấm phản quang nhỏ nhìn rõ.
 

 

(Nguồn: Hiền Dung- Kiến thức)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cách phát hiện giấy chứa chất gây ung thư

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn

(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.

VACNE 30 năm
 Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI