Công nghệ xanh » Vật liệu xanh
Biến sa mạc thành đất trồng ở Qatar
(23:15:17 PM 11/01/2012)Giống các nước “thừa dầu mỏ, thiếu nước ngọt” khác ở vùng Vịnh, Qatar đã đầu tư vào những khu vực có nhiều đất nông nghiệp ở nước ngoài (Sudan, Úc, Kenya…) để bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm.
Cấp bách
Chủ tịch QNFSP Fahad Bin Mohammed al-Attiya cho biết: “Qatar hiện có 1.400 trang trại và sẽ tăng lên 3.000 trang trại theo kế hoạch mới. Chúng tôi dự đoán rằng sản lượng lương thực trong nước, nếu công nghệ mới được áp dụng và thực thi có hiệu quả, Qatar có thể dễ dàng đáp ứng 60% nhu cầu thị trường trong nước”. Ông Mohammed al-Attiya cho biết: “Thời gian thực hiện QNFSP là 10 năm. Đến năm 2024, Qatar sẽ có một hệ thống nông nghiệp vận hành đầy đủ”.
Phương pháp canh tác nông nghiệp của Qatar bao gồm trồng trọt trên đồng ruộng, trong nhà kính, tưới nước thông minh và công nghệ hiện đại vừa sử dụng ít diện tích vừa tăng năng suất cây trồng lên đến 10 lần. Một trong những trang trại điển hình là Tổ hợp Nông nghiệp và Công nghiệp phức hợp Al Sulaiteen (SAIC), nằm trong sa mạc và cách thủ đô Doha không xa.
Đầy triển vọng
Ông Mahmoud Refaat Shamardal, quản lý SAIC, cho biết tổ hợp này đang sản xuất rau, cây có hoa theo mùa trên vùng đất có diện tích 40 ha. Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 2001, SAIC đang trồng cà chua, dưa chuột, cà tím và các loại rau khác thông qua một sự kết hợp hoàn hảo giữa các hệ thống nhà kính, thủy canh và canh tác nông nghiệp truyền thống. Sau đó, sản phẩm của SAIC được cung cấp cho các siêu thị và khách sạn.
Ông Shamardal cho hãng tin Reuters biết thêm: “Chúng tôi sử dụng đất nhân tạo để sản xuất các loại rau. Với hệ thống này, chúng tôi có thể tiết kiệm khoảng 50% lượng nước; một yếu tố rất quan trọng ở Qatar”. Do các tầng nước ngầm đã bị cạn kiệt, QNFSP có kế hoạch khử muối, biến nước biển thành nước ngọt và sử dụng điện của các công viên năng lượng mặt trời.
Ông Attiya cho biết tổng chi phí cho QNFSP chưa được tính toán. Hiện Qatar không thiếu tiền và hy vọng khu vực tư nhân sẽ tham gia chương trình này. “Các nguồn tài trợ sẽ đến cả từ khu vực tư nhân và khu vực công cộng. Tất cả các chức năng điều chỉnh, nghiên cứu, giáo dục, chính sách sẽ được nhà nước lo hoàn toàn. Phần còn lại, như việc xây dựng nhà máy quang điện, nhà máy khử muối nước biển và nâng cấp các trang trại sẽ do khu vực tư nhân đảm nhiệm” - ông nói.
Nhưng nhiều nhà kinh tế và các chuyên gia nông nghiệp Qatar nói rằng kế hoạch này không có ý nghĩa kinh tế và không thực sự cần thiết do dân số quá ít ỏi. Ông Abdolreza Abbassian, chuyên gia kinh tế thuộc Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, khẳng định kế hoạch này không nhiều triển vọng vì Qatar “không có nhiều đất để có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp vì phần lớn là sa mạc và dân số rất ít”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
- Dùng drone xử lý mùi hôi tại bãi rác An Hiệp
- Phát triển giao thông xanh cho tương lai
- Phương pháp mới tạo vật liệu bán dẫn từ nước thải
- Đổi mới sáng tạo trong giải quyết ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mekong
- Người dân cần sử dụng thuốc diệt cỏ đúng cách
- Các chất HFC sẽ được quản lý, loại trừ từ năm 2024
- Phát hiện mới về loài thụ phấn cho những bông hoa đầu tiên trên Trái Đất
- Bình Định hướng đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.