Công nghệ xanh » Vật liệu xanh
Nhận diện thủy tinh thế giới và Việt Nam
(17:43:15 PM 18/06/2011)
Trung Quốc năm 2008 sản lượng kính chiếm hơn 48% sản lượng kính thế giới. Theo đó riêng kính nổi chiếm 83% con số trên. Riêng cuối năm 2008 đã có 190 nhà máy sản xuất kính nổi.
Tại Ấn Độ xu hướng kính phẳng trong hai, ba năm trở lại đây vẫn tăng từ 12-15%, và dự đoán sẽ tăng ổn ñịnh trong thời gian dài là từ 3-4%/năm. Kính qua gia công được dự đoán sẽ tăng khoảng 30% hàng năm. Đối với ngành sản xuất thuỷ tinh bóng đèn, các nước có thế mạnh nhất trong công nghệ cũng như năng lực sản xuất phải kể đến Đức và Nhật Bản.
Sản phẩm kính cũng đã phát triển nhiều chủng loại kính giá trị gia tăng cao như: kính siêu trắng, kính siêu mỏng, kính trang trí nghệ thuật (như kính khắc, kính vẽ, kính mosaic, kính tính năng như kính an toàn (kính cường lực, kính dán, kính cản bức xạ tia X dành cho bệnh viện); kính hạn chế truyền nhiệt tiết kiệm năng lượng (kính bảo ôn, kính dán, kính low-e); kính an ninh (kính chống cháy, kính chống đạn); kính hạn chế ô nhiễm ánh sáng môi trường (kính chống phản quang) và một số loại kính đặt biệt khác như kính điện tử, kính chuyển hóa năng lượng mặt trời thành nguồn điện.
Bên cạnh đó ngành thuỷ tinh dân dụng bao gồm ngành bóng đèn, chai lọ cũng đã có nhiều sản phẩm mới. Các nhà máy sản xuất đèn chiếu sáng tập trung vào các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và có tuổi thọ cao khi sử dụng; đồng thời sử dụng bóng đèn không chứa chì nhằm bảo ñảm an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Thuỷ tinh chai lọ cũng phát triển với nhiều mẫu mã khác nhau, hướng tới bảo vệ sức khoẻ của người sử dụng, có khả năng tái sử dụng và sử dụng nhiều lần.
Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với việc giá nhiên liệu tăng mạnh đã khiến hàng loạt các nhà máy đóng cửa. Riêng Trung Quốc cũng có khoảng 10-15% nhà máy ngừng hoạt ñộng.
Điều này đặt ra một yêu cầu lớn cho các nhà máy sản xuất muốn tồn tại buộc phải sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Công nghệ sản xuất kính nổi là công nghệ tiên tiến nhất và hiện tại đang phân cấp ở trình độ tiết kiệm năng lượng sản xuất, hạn chế thải khói bụi và khí thải CO2, SO2, Nox ra môi trường.
Việt Nam là đất nước có vùng nguyên liệu cát trắng với trữ lượng lớn trải dài từ Bắc tới Nam, đây là điều kiện thuận lợi để các nhà máy lựa chọn vùng nguyên liệu và là thế mạnh trong sản xuất.
Hiện nay tốc độ phát triển và sử dụng kính tại Việt Nam đang gia tăng nhanh. Tháng 3/2010, nhà máy kính nổi Chu Lai đã chính thức hoạt ñộng, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất kính lớn trong khu vực.
Hiện tại công suất của bốn nhà máy kính nổi đạt 2250 tấn/ngày, ba nhà máy kính cán khoảng 490tấn/ngày. Công suất của hai nhà máy sản xuất thuỷ tinh chai lọ (Malaya Glass và Sanmiguel Hải phòng) đạt 315 tấn/ngày, hai nhà máy sản xuất bóng ñèn đạt khoảng 30tấn/ngày.
Công xuất của cả hai nhà máy sản xuất thuỷ tinh chai lọ này chỉ ñủ cho thị trường trong nước và khoảng 10-20% cho xuất khẩu. Năm 2009, Malaya Glass ñã khởi công tiếp 1 nhà máy sản xuất tại Vũng Tàu với công suất 250,tấn/ngày dự kiến tháng 3/2011 sẽ đưa sản phẩm mới ra thị trường.
Năng lực của hai nhà máy sản xuất bóng đèn đáp ứng đủ cho thị trường trong nước đồng thời xuất khẩu sang các nước như Cuba, Venezuela… theo chương trình hỗ trợ của nhà nước. Năng lực của hai nhà máy sản xuất thuỷ tinh bao bì ở Việt Nam cũng đáp ứng đủ cho trong nước và xuất khẩu khoảng 10-20% sang thị trường Châu Á, Châu Âu.
Song song với việc sản xuất kính phẳng là kính nguyên liệu thì công nghệ gia công kính hay còn gọi là công nghệ sau kính cũng có bước phát triển vượt bậc. Năm 1994 Việt Nam chỉ có một dây chuyền kính tôi nhiệt an toàn kiểu đứng thì đến nay tổng cộng cả nước có khoảng trên 50 dây chuyền sản xuất kính an toàn tôi nhiệt, kính dán, kính hộp với tổng công suất thiết kế ước đạt gần 10.000.000m2/năm.
Các sản phẩm sau kính cũng rất đa dạng đáp ứng ñược yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm khác ứng dụng cao cấp như kính phủ màu, kính mosaic, kính dán trang trí, kính led, gương, thiết bị phòng tắm….
Do yêu cầu phát triển mặt dựng các toà nhà, việc đầu tư cho gia công tấm kính lớn cũng được các nhà gia công quan tâm và phát triển mạnh và có thể đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư.
Nhiều đơn vị gia công chú ý đầu tư cho các thiết bị thử độ an toàn sau khi gia công, đảm bảo sản phẩm khi lắp đặt không gây mất an toàn cho người và công trình xây dựng.
Các sản phẩm của ngành thuỷ tinh chai lọ đáp ứng ñầy ñủ yêu cầu thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu. Các sản phẩm này đều đạt tiêu chuẩn quốc tế, có mẫu mã đa dạng đáp ứng được các yêu cầu của thị trường . Tuy nhiên các sản phẩm này vẫn phải cạnh tranh rất gay gắt với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan.
Các sản phẩm của ngành sản xuất thuỷ tinh bóng đèn cũng đã theo kịp với chất lượng mẫu mã của các sản phẩm trên thế giới theo đó tập trung vào sản phẩm bóng đèn compact tiết kiệm năng lượng, có tuổi thọ cao.
Tuy nhiên, sản phẩm bóng ñèn của Việt Nam vẫn chỉ đáp ứng ñược một phần nhu cầu thị trường do mức giá bán cao; phải cạnh tranh với hàng của Trung Quốc, hàng nhập khẩu các nước khác.
Thực tế thị trường vẫn thiếu các sản phẩm bóng ñèn không chì. Tại Việt Nam, chưa có nhà máy sản xuất thuỷ tinh bao bì dành cho y tế, các sản phẩm 100% nhập khẩu từ nước ngoài.
Chất lượng của kính nổi Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn kính nổi của các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên vấn đề về tiết kiệm năng lượng vẫn còn là vấn ñề lớn đối ngành kính của Việt Nam.
Cả hai nhà máy sản xuất bóng đèn tại Việt Nam ñều sử dụng công nghệ, thiết bị của Nhật Bản theo kịp với thế giới. Chất lượng đáp ứng ñược tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.
Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn thiếu các tiêu chuẩn sản phẩm cho bóng đèn nhằm theo kịp với xu hướng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế và làm tiêu chuẩn cho việc lưu thông sản phẩm trên thị trường theo hướng an toàn, tiết kiệm năng lượng và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người sử dụng.
Đối với thủy tinh chai lọ, công nghệ sản xuất của công ty Samiguel Yamamura Hải Phòng được đầu tư từ những năm 90 còn Malaya Glass đầu tư mới những năm 2000 và hiện đang mở rộng thêm dây chuyền sản xuất 250tấn/ngày.
* Trong qui hoạch kiến trúc xây dựng: nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới, nắng, nóng, ẩm vì vậy bên cạnh qui định bắt buộc sử dụng kính cường lực đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng cần có qui định cụ thể bổ sung rõ hơn về sử dụng các chủng loại kính gia công cao cấp như kính bảo ôn, kính dán, kính low-e để giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính, hiện tượng ô nhiễm ánh sáng đường phố do kính nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp gia công sau kính của ngành.
* Đối với các sản phẩm thuỷ tinh dân dụng: Cần hướng người tiêu dùng theo hướng sử dụng sản phẩm không chì, tiết kiệm năng lượng, an toàn cho sức khoẻ; có tuổi thọ cao; khả năng tái sử dụng và bảo vệ môi trường. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
- Dùng drone xử lý mùi hôi tại bãi rác An Hiệp
- Phát triển giao thông xanh cho tương lai
- Phương pháp mới tạo vật liệu bán dẫn từ nước thải
- Đổi mới sáng tạo trong giải quyết ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mekong
- Người dân cần sử dụng thuốc diệt cỏ đúng cách
- Các chất HFC sẽ được quản lý, loại trừ từ năm 2024
- Phát hiện mới về loài thụ phấn cho những bông hoa đầu tiên trên Trái Đất
- Bình Định hướng đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn
(Tin Môi Trường) - Ngày 26-11, 130 nhà khoa học đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã về TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 4 về khoa học trái đất và môi trường.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.