»

Thứ tư, 30/10/2024, 04:22:32 AM (GMT+7)

Tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên ở Cổ Tiết

(07:23:10 AM 28/11/2019)
(Tin Môi Trường) - Sau một năm chờ đợi, lần đầu tiên, người dân quê lúa Thái Bình được thưởng thức chầu văn và diễn xướng hầu đồng ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người Việt, trong ngày hội làng.

Tôn[-]vinh[-]vẻ[-]đẹp[-]thiên[-]nhiên[-]ở[-]Cổ[-]Tiết

Lần đầu tiên, người dân quê lúa Thái Bình được thưởng thức chầu văn và diễn xướng hầu đồng ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người Việt, 

 

Từ ngày 25-28/11, lễ hội đình làng truyền thống Cổ Tiết diễn ra tại xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đây là hoạt động văn hóa lớn nhất trong năm của xã. Lần đầu tiên, chương trình lễ hội có phần diễn xướng hầu đồng do đồng thầy Nguyễn Văn Diện đảm nhận. Đồng thầy Nguyễn Văn Diện không chỉ tận tâm hầu Thánh trong đền phủ mà còn quảng bá vẻ đẹp tín ngưỡng tại nhiều chương trình văn hóa lớn. Diễn xướng hầu đồng là một nghi lễ quan trọng của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng thờ Mẫu tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên và khuyến khích người dân luôn sống chan hòa cùng cỏ cây, hoa lá.
 
“Tôi hầu ba giá Chầu lục, ông Hoàng Mười và cô bé Thượng Ngàn với mong muốn người dân có cuộc sống ấm no, gặp nhiều thuận lợi”, cô Diện cho biết. Các vị Thánh trên luôn quí trọng thiên nhiên và sống thân thiện với môi trường. Đơn cử như Cô Bé Thượng Ngàn sống trong “bầu trời cảnh Phật” với cảnh đẹp tiên cảnh như “trên ban ngát, trăm hoa đua nở. Dưới cảnh rừng, cầm thú lả lơi, chim bay phấp phới mọi nơi. 
 
Chương trình nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân khi sân đình rộng hàng trăm m2 chật kín người. Đồng thời cũng thú hút sự theo dõi của những người yêu mến tín ngưỡng thờ Mẫu trên mọi miền Tổ quốc. Ông Phạm Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã An Vinh khẳng định đây là chương trình thành công nhất và thu hút sự theo dõi nhiều nhất của người dân từ trước đến nay. Và đây cũng là nhận định của ban tổ chức. “Công tác tổ chức rất tốt. Bà con phản hồi là chương trình hay và yêu cầu đưa vào phần nội dung của lễ hội năm sau”, ông Trịnh Công Liêm - Chủ tịch UBND xã An Vinh và Trưởng ban tổ chức lễ hội đánh giá. 
 
Chương trình diễn xướng đặc biệt có ý nghĩa khi diễn ra đúng vào thời điểm chuẩn bị kỷ niệm ba năm ngày UNESCO công nhận thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (01/12/2016). Ngoài ra, việc phát triển tín ngưỡng dân gian cũng hoàn toàn phù hợp với chính sách và chủ trương của Nhà nước. Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu bật vai trò của văn hóa dân gian trong chiến lược phát triển đất nước. "Nói theo ngôn ngữ của thời đại số ngày nay, văn hóa dân gian là mã định danh để mỗi dân tộc hội nhập với thế giới mà vẫn định dạng được mình. Nói dân dã, dễ hiểu hơn thì đó là phong tục, tập quán, tri thức dân gian, là bản sắc và hồn cốt của dân tộc", Thủ tướng khẳng định trong ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
T.B
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên ở Cổ Tiết

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI