»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:22:13 AM (GMT+7)

Thiên nhiên, con người, một thế giới

(11:00:27 AM 23/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Ngày 23 tháng 9 tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm: “Thiên nhiên, con người, một thế giới”; Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa là khách mời danh dự, thăm viếng và nói chuyện trong khuôn khổ các hoạt động thiện hạnh của Ngài và tăng đoàn truyền thừa Drukpa nhân chuyến viếng thăm Việt Nam. Một chặng đường trong hành trình không mệt mỏi của Ngài nhằm thực hiện Đại hạnh bảo vệ thiên nhiên trên toàn thế giới.

[-]Thiên[-]nhiên,[-]con[-]người,[-]một[-]thế[-]giới

 Quang cảnh tọa đàm: “Thiên nhiên, con người, một thế giới”- Ảnh: Phan Trọng Trung


Xã hội càng phát triển càng thúc đẩy con người cạnh tranh không ngừng, tâm chúng ta hàng ngày phải đối diện với rất nhiều vấn đề căng thẳng, tâm ta bị ô nhiễm bởi những tham vọng cho mưu sinh, điều đó hối thúc chúng ta hành động. Ta đi tìm hạnh phúc cho mình mà đôi khi chúng ta làm tổn hại đến sự sống còn và hạnh phúc của đồng loại và muôn loài.

 

Đức Pháp Vương và đại diện Hội nhà Văn VN


Mở đầu buổi tọa đàm Đức Pháp Vương nói về hòa bình. Sự hòa bình giữa người với người trong mỗi tổ chức và cộng đồng, giữa các quốc gia với thế giới, sự hòa bình giữa con người và thiên nhiên, mà cái gốc của hòa bình chính là sự tôn trọng và bình đẳng.  Ngài cũng chia sẻ Đức Phật Thích Ca luôn dạy con người sống bình đẳng với muôn loài, nếu chúng ta chân trọng sự sống và hạnh phúc của con người bao nhiêu thì mọi sự sống khác cũng có mong muốn khao khát được hạnh phúc và tự do như vậy.

 

Chúng ta vốn rất yêu thiên nhiên, nhưng cái tâm sở hữu lớn quá khiến chúng ta hành động át đi tình yêu ấy, chúng ta muốn thiên nhiên phục vụ con người vô điều kiện, đó là do thiếu đi sự hiểu biết về thiên nhiên dẫn đến chúng ta yêu thiên nhiên một cách ích kỷ, chúng ta tàn sát động vật, phá rừng, chặt cây... đều xuất phát từ lý do mưu sinh phục vụ cho hạnh phúc của con người mà không biết chăm sóc lại cho thiên nhiên.

 

Môi trường Việt Nam nói riêng và ngôi nhà chung thiên nhiên thế giới đã đến hồi đau nặng vì những hành động vô minh của con người, những thảm họa thiên tai xẩy ra thường xuyên và thiệt hại ngày càng nặng nề, việc khắc phục hậu quả là vô cùng dai dẳng. Phải làm gì để thay đổi, để dừng lại điều đó, thật khó nếu chúng ta không bắt đầu từ hôm nay, trước hết trong tâm mỗi con người.

 

[-]Thiên[-]nhiên,[-]con[-]người,[-]một[-]thế[-]giới

Ảnh: Phương Thảo


Cùng với các biện pháp tích cực giáo dục bảo vệ môi trường qua các bài học lý thuyết về thiên nhiên và chấp hành luật pháp thì một điều quan trọng nhằm thay đổi nhận thức cộng đồng chính là sự trải nghiệm, Đức Pháp Vương đã vui vẻ chia sẻ về những điều tưởng trừng rất đỗi giản dị đó là nhặt rác. Rác ở trong tâm và rác ở môi trường bên ngoài. Nếu mỗi ngày chúng ta luôn soi sáng tâm mình bằng lòng từ bi bác ái, nuôi dưỡng tâm bình đẳng với muôn loài thì hành động của chúng ta sẽ dần thay đổi. Việc nhặt rác bên ngoài cũng vậy, nếu mỗi ngày chúng ta chịu khó cúi xuống nhặt rác quanh mình, xả rác đúng chỗ lập tức tín hiệu tích cực của chúng ta được gửi tới môi trường, những năng lượng tích cực như thế sẽ tương tác lẫn nhau giữa người với người, giữa con người với vạn vật quanh mình, sự an bình sẽ hiện hữu.

 

Ngài cùng tăng đoàn của mình đã dành nhiều thời gian trong 7 năm liên tục gần đây cho việc này trong các chuyến bộ hành nhằm thức tỉnh tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, các hoạt động trồng cây, bảo vệ nguồn nước sạch. Những chuyến bộ hành như thế đã làm lan tỏa và kết nối mạnh mẽ tâm yêu thương chân thành tới đất mẹ, thiên nhiên và con người. Nó đã và sẽ vấn tiếp tục diễn ra như thế qua các thành phố, thủ đô và các làng mạc xa xôi hẻo lánh của nhiều quốc gia từ các vùng Nam á, Đông Nam á, châu Úc, và sắp tới là châu Âu qua lời mời của các Nguyên thủ quốc gia. Ngày nay, ở nhiều nơi sau khi Ngài cùng tăng đoàn đi qua người dân đã ý thức hơn về việc sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, Ngài cũng kiến nghị với chính phủ các nước về ưu tiên công nghiệp xử lý rác thải và sử dụng vật liệu tái chế nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên vốn đang dần cạn kiệt. Người dân đã ít dùng đồ nhựa, và không thải rác khó phân hủy ra môi trường một cách bừa bãi.

 

Tại Việt Nam, thông qua Drukpa Việt Nam Ngài đã bảo trợ cho hoạt động của câu lạc bộ YDA Viet Nam Tuổi trẻ Thăng Long” đã có nhiều hoạt động thiết thực về bảo vệ môi trường, Ngài cũng rất hoan hỷ và hy vọng một ngày không xa sẽ cùng các Chư tăng ni, phật tử và nhân dân Việt Nam bộ hành và nhặt rác như vậy.

 

[-]Thiên[-]nhiên,[-]con[-]người,[-]một[-]thế[-]giới

Các du khách nước ngoài chăm chú lắng nghe


Sự hiểu biết đầy đủ về thiên nhiên cần được giáo dục cho thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của thế giới, đó là trách nhiệm của chúng ta hôm nay, hiểu được các quy luật tương tác giữa thiên nhiên và con người sẽ cho chúng ta một tâm trong sáng, an nhiên, và ít mong cầu thái quá, điều đó rất cần thiết để giữ cho hành động của chúng ta khi lo mưu sinh mà không tàn sát thiên nhiên và muôn loài, bài học về môi trường này đã được dạy cho trẻ nhỏ ở nhiều nước trên thế giới. Sự hiểu biết và chân trọng thiên nhiên sẽ tạo ra sự đồng nhất giữa tâm người và môi trường, một sự an lạc, điều cần thiết nhất khi chúng ta đi tìm hạnh phúc trong đời mình mà đôi khi chúng ta vội vã hoặc nhầm lẫn mà ta đã bỏ qua. Con người chỉ là một phần rất nhỏ của thế giới, hãy sống hòa bình với muôn loài trong thiên nhiên vì thực sự thiên nhiên và con người là một thế giới.

 Thiên nhiên, con người, một thế giới

 

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa là Bậc lãnh đạo tâm linh đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Drukpa có lịch sử khởi nguồn cách đây 1.000 năm từ Ấn Độ. Ngài được người dân vùng Himalaya kính ngưỡng là hiện thân của Đức Phật Quan Âm và hóa thân chuyển thế của nhiều Đại thành tựu giả giác ngộ trứ danh trong lịch sử Phật giáo như Đức Naropa, Đức Gampopa.
Các nỗ lực đóng góp trên phương diện thiện hạnh xã hội của Ngài được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế vinh danh qua các giải thưởng tôn quý như cúp “Anh hùng xanh”, giải “Thành tựu trọn đời” của Chính phủ Ấn Độ, danh hiệu “Bậc Bảo hộ vùng Himalaya” từu Liên minh Quốc tế bảo vệ nguồn nước, kỷ niệm chương “Vì mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” của Liên Hợp Quốc.
Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa được tôn kính là chân hóa thân của Đức Kim cương Thượng sư Liên Hoa Sinh. Ngài là hóa thân chuyển thế đời thứ IX của Thượng sư Tôn quý Khamtrul Ripoche, nổi tiếng với chứng ngộ tâm linh và các công hạnh lợi tha từ 500 năm nay trên vùng Himalaya. Trong hiện đời, Ngài được Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa ấn chứng là Bậc Pháp tử chân truyền, trực tiếp giáo dưỡng, trao truyền các pháp tu trì thù thắng của Truyền thừa Drukpa.

HÀ THÀNH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thiên nhiên, con người, một thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI