Di sản xanh » Văn hóa
Thứ bảy, 18/01/2025, 13:17:26 PM (GMT+7)
Quỷ Núi - lệch lạc và dị hợm
(09:57:03 AM 16/07/2020)(Tin Môi Trường) - Quỷ Núi - một cái tên rùng rợn, tưởng chừng như chỉ có ở các bộ phim kinh dị, thì nay nó đang là tên của một địa điểm du lịch tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng: Khu Du lịch (KDL) Quỷ Núi.
Quả là kinh dị thật, vừa khai trương được vài ngày, nhiều người đã bức xúc với những gì được xây dựng ở KDL này: Hàng loạt bức tượng ma quái, quỷ dữ khổng lồ, trơ trẽn trải khắp các điểm tham quan. Không ai muốn can thiệp vào việc làm ăn của người khác và kinh doanh nỗi sợ hãi cũng là một kiểu kinh doanh, nhưng đặt những hình tượng phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt lại là chuyện khác. Quỷ núi như cách trên chưa bao giờ là tác phẩm đáng để thưởng lãm và không bao giờ là nét văn hóa của cộng đồng.
Câu chuyện càng bị đẩy đi xa hơn khi một người dân bình luận về những hình tượng quỷ quái ở đây, sau đó bị một nhân viên (là võ sư) của công ty đầu tư KDL này dẫn người đến hành hung phải nhập viện. Trách nhiệm liên quan đã bị chủ tịch hội đồng quản trị công ty này phủi sạch khi cho rằng không biết gì về hành động trên và nhân viên nọ đánh người là do muốn lấy lòng cấp trên.
Việc bình luận trên mạng xã hội đúng sai có quy định pháp luật xử lý. Dùng bạo lực hiếp đáp người khác rõ ràng là thói côn đồ. Nó cũng là một loại ác quỷ ẩn nấp trong chính con người và khi văn hóa cá nhân không đủ tầm nó sẽ bộc lộ.
Việc KDL trưng bày tượng phản cảm ở ta cũng không phải mới xảy ra lần đầu. Cách đây chưa lâu, dư luận ồn ào về tượng 12 con giáp lõa thể ở KDL quốc tế Hòn Dấu (Hải Phòng). Các nhà điêu khắc tham gia bình luận và nhiều người kết luận tượng quá xấu, tạo hình quá kém lại còn phô bày kệch cỡm. Ông chủ của KDL thì cho rằng rất thẩm mỹ và chẳng có gì phải ầm ĩ. Thế nhưng sau đó 12 bức tượng trên được cho mặc đồ tắm che đi những chỗ nhạy cảm, lại càng kỳ cục hơn.
Trong cả 2 vụ việc trên, cơ quan chức năng quản lý địa phương đều đi sau dư luận.
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của quốc gia. Những năm qua, các cơ quan chức năng trung ương và địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích và đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này. Thế mạnh của du lịch Việt Nam là có thiên nhiên an bình, con người thân thiện và nhiều danh thắng. Bên cạnh đó chúng ta có nhiều địa danh văn hóa đặc trưng và nhiều di sản văn hóa được thế giới tôn vinh. Du khách trong nước và cả quốc tế tìm đến chính là một cách tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.
Hãy nhìn một Hội An trầm lắng bên dòng sông Hoài êm ả mà học hỏi. Ngay trong cuộc sống hiện đại tất bật nhưng đến đây ai cũng có thể thả chậm lòng mình bên vỉa hè lát gạch, mảng tường rêu phong, văng vẳng tiếng rao hàng. Hay khác hơn, nhìn các anh Hai, chị Ba miền Tây chở du khách trên sông nước mà thấy cách làm du lịch tiếp cận với thiên nhiên. Hoặc đơn giản hơn là đến vườn nho của các lão nông ở Ninh Thuận mà thưởng thức cuộc sống an nhàn. Đà Lạt nổi tiếng là nơi núi rừng xanh mát, con người ứng xử nhẹ nhàng. Khai thác những trò quái đản, kinh dị chỉ cho thấy tầm nhìn lệch lạc của nhà đầu tư.
( HIẾU NGHI/NLD)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.