»

Thứ sáu, 22/11/2024, 03:10:56 AM (GMT+7)

Nghe "giọng thật" dị hợm của các loài động vật

(08:53:49 AM 14/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Những loài động vật này còn biết "hót" như chim, giả kèn ra trận, hay "thét" tiếng động cơ... vô cùng độc đáo.

Thế giới động vật trên Trái đất vô cùng rộng lớn với hàng triệu loài khác nhau. Mỗi loài trong số đó lại mang trên mình nhiều đặc điểm vô cùng thú vị, mà điển hình là khả năng tạo ra những âm thanh có 1-0-2…

 

Cùng tìm hiểu những tiếng kêu khác lạ của các loài động vật dường như rất quen thuộc qua bài viết dưới đây.

 

1. Báo... biết "hót"

 

Báo Cheetah là động vật có tốc độ chạy trên mặt đất nhanh nhất thế giới. Chúng chủ yếu phân bố trên khắp châu Phi và châu Á, tuy nhiên, số lượng báo Cheetah đang suy giảm đáng kể bởi sự xâm lấn môi trường sống của con người.

( Ảnh minh họa )

 

Bên cạnh sự quý hiếm, Cheetah còn được biết đến là loài vật có tiếng kêu khá khác lạ. Không giống như các loài thuộc họ mèo lớn, báo săn không gầm được mà chỉ có thể cất tiếng kêu "chiêm chiếp" hệt như một chú chim.

 

Chính điều này khiến báo Cheetah gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn chăm sóc con non. Mỗi lần báo mẹ đi kiếm mồi nuôi con, chúng sẽ kêu lên như chim khiến những con thú ăn thịt lớn chú ý và tấn công vào tổ chứa con nhỏ. Chính vì vậy chỉ có khoảng 10% báo con có thể sống sót được trên một tuổi, số còn lại thường chết do bị linh cẩu ăn thịt.

 

2. Thú có túi kêu như cưa máy

 

( Ảnh minh họa)

 

Thú có túi Brushtail là loài vật phổ biến và rộng rãi trên toàn nước Úc. Chúng thuộc lớp động vật ăn tạp và rất thích xâm nhập vào khu vườn của người dân để kiếm ăn. Ngoài ra, chúng còn được biết đến là những kẻ cướp trứng tổ chim điệu nghệ.


Tuy nhiên, thú có túi Brushtail rất hay bị những con chim lớn tấn công và hù dọa. Những lúc như vậy, Brushtail sẽ rít thanh quản của mình, tạo ra một thứ âm thanh giống như chiếc cưa máy. Một số con khác lại tạo ra những tiếng như một chiếc xe đang lên ga.


3. Cú lợn thét như tiếng mèo kêu

 

Cú lợn là một loại chim săn mồi sống đơn độc và được tìm thấy trên khắp các lục địa. Kích thước của cú lợn khá lớn, đầu to, chân khỏe với móng vuốt sắc. Nét đặc thù của chúng là có mặt hình trái tim, được bao quanh bởi lông vũ. Những chiếc lông vũ này ngoài tác dụng định vị thì còn có liên quan đến việc khuếch đại tiếng hét của cú tạo ra một âm thanh ghê rợn như trong phim kinh dị.

( Ảnh minh họa )

 

Tiếng la hét của chúng thường kéo dài khoảng hai giây, chủ yếu để gọi con cái kiểm tra tổ hoặc xua đuổi các mối đe dọa. Âm thanh từ tiếng hú của con cái ít thường xuyên hơn nhưng nghe còn ghê rợn hơn cả con đực, đanh, dữ dội, gây cảm giác rợn người

 

Lúc săn mồi, chúng sẽ phát ra âm thanh giống loài lợn, vào ban đêm. Tuy nhiên, vào những lúc nguy hiểm và cảm thấy mình bị đe dọa, loài chim này lại phát ra những tiếng the thé hoặc rít gào giống như một con mèo vậy.

 

4. Nai sừng tấm giả kèn ra trận

 

( Ảnh minh họa )

 

Nai sừng tấm là một loài thú lớn phân bố ở khu vực miền núi của các nước Bắc Mỹ và Đông Á. Một nai sừng tấm có thể cao gần 2,7m, nếu tính luôn cả tấm gạc khổng lồ. Ngoài kích thước có phần to lớn, loài nai này còn có khả năng tạo ra một âm thanh vô cùng lạ lẫm.

 

Đó là vào mùa sinh sản, trong cuộc đua tranh giành con cái, các con đực cố gắng tạo ra một âm thanh kì quặc để thu hút bạn tình. Âm thanh bắt đầu bằng một tiếng rít, rồi kéo dài khoảng vài giây trước khi tạo ra một chuỗi các âm thanh nhỏ khác. Giai điệu này không khác gì âm thanh đầy thách thức của tiếng kèn trận trong chiến tranh.

 

5. Voi "rống" tiếng động cơ

 

( Ảnh minh họa )

 

Cùng với tiếng rống quen thuộc, voi còn được biết đến về khả năng tạo ra âm ầm ầm giống như một chiếc xe phân khối lớn đang di chuyển, hay tiếng một cỗ máy khổng lồ, gần hơn là tiếng bụng đói sôi ùng ục của dạ dày. Đây chính là cách mà chúng sử dụng trong giao tiếp, được tạo ra nhờ những thanh rung trong cổ họng.


Âm thanh này được coi là vô cùng quan trọng bởi tiếng ầm ầm càng to càng thể hiện sự thống lĩnh của con voi trong đàn. Ngoài ra, âm thanh này còn giúp voi xua đuổi kẻ thù, bảo vệ lãnh thổ của mình trước sự xâm chiếm bởi các đàn voi khác.


Nhiều trường hợp, âm thanh này còn được dùng để huy động, tập hợp các cá thể trong đàn cùng kiếm ăn, hay cứu con non gặp nạn. Một con voi có thể phát ra âm thanh này to tới nỗi, một du khách ở cách đó 1-2km nhầm tưởng một chiếc xe phân khối lớn đang tiến lại từ đằng xa.


6. Chim nhại mọi thứ tiếng

 

( Ảnh minh họa )

 

Chim nhại là một phân loại nhóm chim sẻ, sinh sống nhiều ở châu Mỹ và châu Úc. Chúng vô cùng nổi tiếng vì có khả năng bắt chước tiếng kêu của nhiều loài chim khác nhau, đôi khi là âm thanh của côn trùng hay động vật lưỡng cư.


Một con chim nhại non sẽ nhanh chóng học tiếng hót của hàng chục loài chim khác, bắt chước và "hót" cho mọi người nghe. Chúng liên tục tiếp thu và lặp lại các âm thanh hoàn toàn mới trong suốt cả cuộc đời. Chim nhại thường tạo ra các âm thanh mô phỏng khác nhau kéo dài khoảng 20 giây, rồi lại chuyển qua âm thanh của loài khác một cách dễ dàng.

Theo KH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghe "giọng thật" dị hợm của các loài động vật

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI