Di sản xanh » Văn hóa
Bãi cọc Bạch Đằng trở thành Di tích quốc gia đặc biệt
(18:10:10 PM 11/10/2012)
Mới đây, khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã được Chính phủ xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt. Trong 11 di tích của khu, có 2 di tích nằm trên địa bàn xã Điền Công của thành phố Uông Bí, 9 di tích nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên gồm: 1 Bến đò cổ, 1 miếu, 2 đền, 2 đình, 3 bãi cọc.
Bãi cọc Bạch Đằng đầu tiên được tổ chức khai quật vào năm 1958 là bãi cọc Yên Giang nằm trong đầm nước xã Yên Giang, nay là phường Yên Giang thuộc thị xã Quảng Yên.
Năm 1969 bãi cọc này được khai quật lần thứ 2, rồi lần thứ 3 năm 1976, lần thứ 4 năm 1984 và lần thứ 5 năm 1988. Cọc trong bãi cọc này chủ yếu là gỗ lim có đường kính từ 20cm đến 30cm được cắm thẳng, khoảng cách giữa các cọc trung bình từ 0,9m đến 1,5m, phần đầu cọc nhô lên đa phần bị gẫy xước do nước bào mòn mất phần giác gỗ. Một số cọc được vớt lên có chiều dài từ 2,6m đến 2,8m, phần gốc được vạt nhọn có chiều dài từ 0,5m đến 1m, phần giác đã bị mục mủn nhưng phần lõi vẫn còn rất chắc, dẻo.
Cọc trận Bạch Đằng năm 1288 ( hình tư liệu) |
Ngày 22/3/1988, bãi cọc Yên Giang được xếp hạng di tích Quốc gia. Hiện bãi cọc này được khoanh vùng bảo vệ, dựng bia giới thiệu di tích, tôn tạo đường vào tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan.
Trong những lần khai quật bãi cọc Yên Giang, các cơ quan hữu quan đều tiến hành thám sát bãi cọc Đồng Vạn Muối nằm trong địa phận xứ Đồng Vạn Muối thuộc phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên hiện nay. Năm 1998, bãi cọc được phòng Văn hóa địa phương đào kiểm tra và đưa một số cọc về trưng bày tại Bảo tàng huyện và Bảo tàng Hải quân. Năm 2005, Viện Khảo cổ học và tỉnh Quảng Ninh khảo sát và khai quật địa điểm này.
Cọc tại bãi cọc này thuộc nhiều loại gỗ được sử dụng cả thân và cành. Đường kính mỗi cọc từ 7 - 10cm, phần được vạt nhọn chỉ khoảng 25-30cm. Tuy nhiên, mật độ cọc ở đây được cắm rất dày, phổ biến cách nhau từ 40-60cm, một số cọc chỉ cách nhau từ 10-30cm. Bãi cọc Đồng Vạn Muối đã được đắp bờ bao xung quanh, lấp đất bảo vệ nguyên trạng. Năm 2007, bãi cọc được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia.
Cũng trong địa phận phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, tại xứ Đồng Má Ngựa - xứ đồng có các cánh ruộng lúa cao thấp khác nhau, vào năm 2010, Viện Khảo cổ học phối hợp với Ban quản lý các Di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh và các nhà nghiên cứu quốc tế đã khảo sát và khai quật bãi cọc thứ ba. Bãi cọc có chiều dài 70m, rộng 30m, cắm cọc thuộc nhiều loại gỗ có đường kính từ 6-22cm dày đặc thành dải như một lớp tường thành.
Cũng như hai bãi cọc trên, bãi cọc Đồng Má Ngựa được bảo quản là "Di tích nguyên gốc” trong khu di tích Quốc gia đặc biệt của Quảng Ninh.
Trận địa cọc Bạch Đằng mà các bãi cọc là minh chứng đã phối hợp với hai dải đá ngầm Ghềnh Cốc, Ghềnh Chanh khóa chặt đường tháo lui ra biển của 600 chiến thuyền với 4 vạn binh tướng quân Nguyên – Mông trong lần thứ ba xâm lược nước ta, khiến chúng bị tiêu diệt hoàn toàn. Võ công này đã góp vào trang sử chống ngoại xâm của dân tộc ta một mốc son chói lọi, là trận thủy chiến chiến lược đại thắng lớn nhất và vì thế mỗi cây cọc Bạch Đằng xứng đáng được tôn vinh như một chiến binh cảm tử.
Những cây cọc Bạch Đằng là minh chứng lớn nhất về cuộc bể dâu trên mảnh đất này. Nếu đếm tổng số các cây cọc đã được phát hiện, phát lộ chắc cũng chỉ được vài trăm. Con số đó không thấm tháp gì so với số cọc đã làm nên trận đại thắng thủy chiến chiến lược năm 1288, mà nếu tiếp tục được đào tìm trên đất này thì chắc chắn sẽ còn tìm thấy rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ với bấy nhiêu cũng đã đủ xác tín cho một sự kiện lịch sử. Đâu chỉ có Trương Hán Siêu, danh sĩ thi nhân thời ấy mới thấy: Thuyền tàu muôn đội, tinh kỳ phấp phới; Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.
Quảng Ninh từng vinh dự được thay mặt cả nước gìn giữ, tôn tạo di sản, kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long, nay tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị các di tích Quốc gia đặc biệt để muôn đời con cháu chúng ta tự hào là người Việt Nam - đất nước anh hùng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.