Di sản xanh » Văn hóa
Trang phục vỏ cây của dân tộc Cơtu
(15:16:02 PM 18/02/2013)Ngày nay, những y phục vỏ cây vẫn còn thấy ở những xã vùng cao Khu 7(cũ) thuộc huyện Tây Giang (Quảng Nam) sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày và cả trong lễ hội của cộng đồng.
Được biết, ngày xưa để có các vật dụng che thân như tấm choàng, váy, áo, tấm đắp, chiếu, v.v… vào mùa mưa để chống lại cái lạnh giá của núi rừng Trường Sơn người Cơtu chọn lựa một vài loại vỏ cây sẵn có tại rừng núi quê hương mình để khai thác làm đồ mặc. Ban đầu họ khai thác loại vỏ cây có kích thước lớn, đập mỏng, phơi khô rồi dùng nguyên một miếng để khoác vào người. Áo vỏ cây chẳng những giúp đồng bào chống được giá rét, mà còn thích nghi với một số hoạt động như khi đi khai thác song mây, phát rẫy, cắt lá lợp nhà và đặc biệt là trong khi đi săn bắt ở rừng sâu.
Về sau, họ thường lấy vỏ của cây hơ mớt, hơ mon, hơjoong, chrơ dđangơ duông, ta đuých...để làm váy - áo mặc che thân.. Người Cơtu chọn những thân cây có kích cở lớn khoảng 3 đến 4 gang tay, cắt thành từng khúc theo kích thước phù hợp với yêu cầu của mỗi người trong gia đình rồi lột thành từng mảng để làm đồ mặc. Để tấm vỏ cây được mềm mại và dẻo, sau khi hơ lửa cho nóng đều, người ta dùng một khúc cây đã khắc rãnh lồi lõm để đập dập. Đập xong, lột bớt lớp vỏ ngoài, chỉ để lại lớp vỏ trong. Sau đó ép thẳng, cắt xén, khoét lỗ, chắp nối, khâu lại thành váy, áo...
Để chắp nối các mảnh vỏ cây lại, người ta dùng dây gai, cây bhơ nương - loại cây rất dẻo và chắc làm chỉ khâu. Nếu có tấm vỏ cây lớn, người ta chỉ cần khoét lỗ làm thành cổ áo, rồi gài thêm các sợi dây vào bên mép áo để khi mặc thì thắt lại với nhau thay cho nút áo. Những tấm Chăn, chiếu cũng được làm bằng vỏ cây này, người Cơtu dùng dây kết lại thành tấm lớn hơn. Đôi khi đồng bào còn lấy loại mây rục vót thật mỏng và đan thành hoa văn trên váy - áo. Có nơi, đồng bào xẻ tấm áo vỏ cây thành từng ô nhỏ để khi mặc vừa mát, vừa đẹp. Dưới các mép váy - áo, người Cơtu còn cắt thành hình răng cưa để làm trang trí.
Khi nghề dệt của người Cơtu phát triển, ở các làng cây bông vải đã được trồng phổ biến, thì loại vỏ cây nói trên ít khi được người Cơtu sử dụng. Chỉ số ít những người đàn ông nghèo khổ, sống độc thân hoặc nhà nào đó không có khả năng trồng bông - dệt vải, không có gì để đổi lấy bông, vải làm quần áo thì mới chịu mặc váy - áo vỏ cây. Người Cơtu cũng có thể xẻ vỏ cây để làm sợi dệt thành tấm rồi may váy - áo.
Đồ mặc bằng vỏ cây có ảnh hưởng sâu sắc đến tập quán may mặc sau này của các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung, người Cơtu nói riêng, và là yếu tố định hình nên truyền thống, phong cách trang phục của các dân tộc. Sự kế tục và phát triển từ y phục vỏ cây lên y phục bằng vải dệt khá rõ nét.
Cho đến nay, về mặt loại hình, kiểu khố, áo, váy, tấm choàng, tấm đắp... của người Cơtu không khác cơ bản với kiểu khố, áo, váy, tấm choàng, tấm đắp... làm bằng vỏ cây của tổ tiên họ. Khi quan sát về trang phục cổ truyền của các dân tộc, có thể khẳng định đồ mặc bằng vỏ cây là cơ sở, hình mẫu ban đầu của đồ mặc bằng vải thổ cẩm ngày nay.
Hãy gìn giữ và trân trọng trang phục bằng vỏ cây truyền thống như một di sản mang dấu ấn cổ xưa của các bậc tiền nhân đã tạo ra nó để vào mùa lễ hội các già làng, các trai tráng và cả các trẻ em Cơtu nhỏ tuổi trưng diện làm nên bức tranh văn hóa Cơtu thật sống động trong tổng thể cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam.
Trang phục vỏ cây của đồng bào dân tộc Cơtu vùng núi Quảng Nam:
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.