Chính sách - Dự án » Tư liệu
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: "Mùa xuân là Tết trồng cây"
(22:48:01 PM 25/02/2015)Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: “MÙA XUÂN LÀ TẾT TRỒNG CÂY”- Ảnh tư liệu
Cách đây 55 mùa xuân, ngày 6/1/1960 được coi như “Tết trồng cây” đầu tiên, được tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm thanh lập Đảng Lao Động Việt Nam. "Tết trồng cây" được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động và tải đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 28/11/1959. Không chỉ khởi xướng "Tết trồng cây" mà chính Bác luôn gương mẫu tham gia "Tết trồng cây". Trong chặng đường lịch sử 10 năm phát động Tết trồng cây, lúc sinh thời Bác đã có 10 bài viết về Tết trồng cây và 13 lần về thăm và tham gia trồng cây với các địa phương. Năm 1960 "Tết trồng cây" đầu tiên, Người trồng cây đa tại công viên Lê Nin - Hà Nội. Sáng mồng một tết Kỷ Dậu, 16/2/1969 tại huyện Ba Vì, Người trồng cây đa cuối cùng. Đây cũng là nguồn động viên lớn lao đối với nhân dân ta cùng nhau dấy lên phong trào Tết trồng cây đầu Xuân.
Vào những ngày đầu Xuân mới 2015, trong bối cảnh cả nước ta đang tích cực thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đọc lại nội dung các bài viết của Bác Hồ về “Tết trồng cây”: " Ngay từ bây giờ, đồng bào nông dân phải bắt tay vào việc chuẩn bị vật liệu làm nhà. Mỗi người (trong mỗi gia đình, tính cả già, trẻ, gái, trai) phải trồng ít nhất là năm cây (cây xoan và các cây khác có thể làm kèo, làm cột). Và mỗi gia đình phải trồng một bụi tre". Hay "Tết trồng cây bắt đầu phổ biến từ mùa xuân năm 1960. Vì lợi ích rõ rệt, cho nên nhân dân hăng hái hưởng ứng và ở nhiều nơi đã thành một phong trào quần chúng. Từ đó đến nay vừa năm năm, miền Bắc nước ta đã trồng được hơn 375 triệu cây các loại. Ngoài ra còn có hơn 200 triệu cây bảo vệ đê ở vùng biển". Chúng ta càng thấm thía lời căn dặn của Người, sự quan tâm của Người từ những việc nhỏ nhất, cụ thể nhất đối với Đất nước ta, Dân tộc ta và mỗi người dân.
Hơn thế nữa, ý nghĩa xã hội to lớn của "Tết trồng cây" còn mang tính chất thời sự trong tình hình Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đã, đang và sẽ tác động tiêu cực đến nước ta; là nước dễ bị tổn thương nhất bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu với rất nhiều thay đổi; các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn, các con sông và vùng đồng bằng đang bị khô hạn và bờ biển đang dần bị xói mòn. Bởi một trong các giải pháp hữu hiệu nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH là: Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển. Như Bác đã phân tích: "Trong mươi năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta".
Để kết thúc bài viết, xin được trích đọc bài “Tết trồng cây” cuối cùng của Bác Hồ kính yêu, mở đầu Bác viết: "Ngày nay, đồng bào ta ai cũng hiểu rõ trồng cây gây rừng có ích lợi to lớn cho kinh tế và quốc phòng. Vì vậy, Tết trồng cây là ngày mở đầu cho việc trồng cây suốt cả năm, đã trở thành một tục lệ tốt đẹp của nhân dân ta". Hơn lúc nào hết, mỗi chúng ta hãy cùng nhau phát huy “tục lệ tốt đẹp của nhân dân ta”; góp việc làm thiết thực và đầy ý nghĩa trong phong trào rèn luyện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đây còn là hành động cụ thể trong việc thực hiện một trong các giải pháp nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH toàn cầu.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: "Mùa xuân là Tết trồng cây"
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
- Chủ đề Ngày nước Thế giới năm 2024: “Nước cho hòa bình”
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): "Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học"
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
- Chủ đề Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai
- Chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2020: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”
- Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2021): "Chúng ta là một phần của giải pháp"
- Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 "“Đại dương, Khí hậu và Thời tiết của chúng ta”
- Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 “Giá trị của nước”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.