Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Thứ tư, 30/10/2024, 16:14:07 PM (GMT+7)
Thiết lập chuẩn mực đạo đức trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước
(09:35:31 AM 28/03/2023)(Tin Môi Trường) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này tại phiên toàn thể Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, sáng 22/3 (giờ địa phương), diễn ra tại New York, Hoa Kỳ.
>> Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta >> Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” >> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp? >> 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bảo vệ tài nguyên nước chính là bảo vệ hành tinh, bảo vệ sự sống của con người - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Trước đó, Phó Thủ tướng, cùng lãnh đạo cấp cao, trưởng đoàn các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã dự lễ khai mạc hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về nước được tổ chức lần đầu tiên sau 46 năm.
Hội nghị là cơ hội để các quốc gia cùng thảo luận, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm, kết quả triển khai Thập kỷ Hành động "Nước vì phát triển bền vững"; tìm kiếm các sáng kiến mới, đưa ra những cam kết và các chương trình hành động toàn cầu.
Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự thay đổi lớn, căn bản trong nhận thức của nhân loại về vai trò, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với các thế hệ hôm nay, mai sau.
Hội nghị gồm các phiên khai mạc và bế mạc, 6 phiên toàn thể và 5 phiên đối thoại về các chủ đề: Nước vì sức khỏe; Nước vì sự phát triển bền vững; Nước vì biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu và môi trường; Nước vì hợp tác; Thập kỷ hành động về nước.
Cần hành động ngay trước khi quá muộn
Tại phiên toàn thể, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ mối quan tâm, lo ngại trước thực tế, gần 1/3 dân số thế giới đang sống ở các quốc gia bị căng thẳng hoặc khan hiếm nước. Tổ chức Khí tượng thế giới dự báo, đến năm 2050, sẽ có hơn 5 tỷ người gặp khó khăn về tiếp cận nước. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, 40% dân số thế giới bị ảnh hưởng do thiếu và khan hiếm nước. Dịch bệnh liên quan đến ô nhiễm nước có thể làm mất đi 7-10% GDP toàn cầu.
"Bảo vệ tài nguyên nước chính là bảo vệ hành tinh, bảo vệ sự sống của con người cùng với những thành tựu kinh tế-xã hội, giá trị văn hóa, lịch sử đã được các thế hệ phát triển, vun đắp qua hàng nghìn năm qua", Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng, tài nguyên nước đang phải chịu những áp lực to lớn chưa từng có do tính chất ngày càng cực đoan của biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm, nguy cơ cạn kiệt do việc khai thác và sử dụng thiếu bền vững. Do đó, nhân loại cần hành động ngay trước khi quá muộn.
Chương trình nghị sự về nước phải được đặt ở vị trí quan trọng trong phát triển bền vững như đối với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.
Hoạt động phục hồi tài nguyên nước phải được thực hiện trong mối quan hệ toàn diện, tổng thể cùng với nỗ lực toàn cầu về phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phó Thủ tướng cho rằng cần có khuôn khổ pháp lý toàn cầu dựa trên khoa học để định hướng, điều phối các hoạt động khai thác, sử dụng bền vững, phục hồi nguồn nước.
Đồng thời khẩn trương hình thành các trung tâm khoa học và công nghệ toàn cầu, khu vực về nước; xây dựng mạng lưới quan trắc, phát triển cơ sở dữ liệu về nước; quy hoạch khai thác sử dụng, cải thiện chất lượng nguồn nước cho các sông xuyên biên giới.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị hình thành các tổ chức, cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc như ủy ban khoa học về nước xuyên biên giới, hội đồng sông quốc tế; thành lập quỹ tài chính lưu vực sông xuyên biên giới hoặc mở rộng chức năng tài chính lưu vực sông cho Quỹ môi trường toàn cầu.
"Chúng ta phải thiết lập một chuẩn mực đạo đức xã hội trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước, đặc biệt là nước xuyên biên giới theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, hợp lý, tôn trọng quyền và lợi ích của các nước trong lưu vực", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước
Trao đổi với các đại biểu, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chủ trương, giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ hiệu quả, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước, bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030.
Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện, củng cố khung thể chế, chính sách, bảo đảm người dân được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh; cam kết bảo đảm phát huy tối đa lợi ích mà nước mang lại đồng thời giảm thiểu các tác hại liên quan đến nước góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Cụ thể, 100% các lưu vực sông lớn ở Việt Nam được điều hoà phân bổ nguồn nước nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước thông qua các quy hoạch tài nguyên nước. Đến năm 2030, 100% hộ gia đình ở thành thị được tiếp cận nước sạch theo quy chuẩn.
Phó Thủ tướng khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc tiếp tục hợp tác với các nước về trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; tham gia các chương trình hành động, sáng kiến hợp tác về nước, an ninh nguồn nước; tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin dữ liệu xuyên biên giới, nhất là với các quốc gia có chung nguồn nước, góp phần cho nỗ lực toàn cầu vì một thế giới phát triển bền vững.
(Theo Chínhphu)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
- Nước thải xả thẳng vào rạch đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” xin trân trọng giới thiệu đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò đánh giá các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại cuộc thi năm nay.