»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:05:12 AM (GMT+7)

Thầy trò Tây Bắc bàn cách nuôi gà, lợn rừng

(23:14:00 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Các thầy đến từ các trường ở Tây Bắc vừa gặp nhau tại tọa đàm kinh tế xanh “Phát triển nông – lâm nghiệp bền vững tại Tây Bắc” nằm trong khuôn khổ Ý tưởng Kinh tế Xanh 2011 ngày 24/5 ở Sơn La bàn cách phối hợp nuôi gà rừng, lợn rừng và một số loài động vật có tiềm năng.

 

GS Nguyễn Lân Hùng, Giám đốc Trung tâm Sinh học Thực nghiệm Đại học Sư phạm Hà Nội, người đã kinh qua nhiều tỉnh thành hỗ trợ kỹ thuật cho bà con chăn nuôi, chia sẻ: “Tây Bắc không quan tâm đến vấn đề chúng tôi quan tâm. Đó là tiềm năng rất lớn, chưa được phát huy đầy đủ, đất đai rộng rãi, khí hậu thuận lợi đối với vật nuôi cây trồng.”

 

 GS Nguyễn Lân Hùng chia sẻ cách làm giàu với thầy trò Trường Đại học Tây Bắc

 

 

Sơn La có tài nguyên thiên nhiên phong phú, rất thuận lợi cho việc nuôi các loài động vật như trâu, gà, lợn rừng, dũi, rắn hổ mang, giun, cầy hương hay các loài thực vật như thanh long, bơ, mít, cây bông, nấm sò.

 

 

Thầy Vũ Sỹ Tuân, Trường THPT Thuận Châu, tỉnh Sơn La, đặt vấn đề với thầy Đoàn Đức Lân (trưởng khoa nông lâm, Trường Đại học Tây Bắc) rằng muốn thuê khuôn viên xung quanh Trường Đại học Tây Bắc để nuôi gà và lợn rừng, kết hợp trồng cao su. Sinh viên, nông dân, những người có tham vọng làm giàu, có thể cùng tham gia góp vốn. 

 

Đề cập đến vấn đền kinh phí thuê đất và giống nuôi sẽ lấy ở đâu, thầy Tuân cho rằng mọi người cứ nói là không có tiền. Tiền ở trong túi mọi người đấy thôi. Đừng trông chờ ở bên ngoài, mọi người có thể góp cổ đông, cùng làm sẽ được. Mỗi người góp sức nhỏ sẽ làm được việc lớn. 

 

“Người nào có thì góp vài ba chục triệu, người ít thì một vài triệu đồng”, thầy Tuân nói, “Nếu sợ mất một vài triệu đồng thì không làm được việc lớn.”

 

  Giáo sư Nguyễn Lân Hùng với trường Đại học Tây Bắc 

 

“Miền núi nên bắt tay vào nuôi con dũi, giá bán thịt khoảng 500.000 đồng/1kg” GS Nguyễn Lân Hùng nói. 

 

Hay nuôi cầy hương cũng tốt, 10m2 ta có thể nuôi được hơn 40 con, giá bán  thịt hiện nay vào khoảng trên dưới 1.000.000 đồng/1kg. Cầy hương cũng ăn các loại hoa quả như chuối tiêu. Thậm chí có nơi họ nấu cháo đường ép nó vẫn phải ăn. 

 

“Tôi muốn Tây Bắc nuôi lợn rừng vì loài này chủ yếu ăn các loại thực vật như củ chuối, rễ cây, dây khoai lang, v.v… Nuôi lợn rừng chúng ta không phải xây chuồng mà chỉ cần có bãi rộng rãi, quây lưới B40. Tây Bắc đưa lợn rừng vào nuôi rất hợp lý mà giá lại cao, khoảng 300.000 đồng/1kg.” GS Hùng thổ lộ.

 

Phải biết biến con vật thành con vật đắt tiền mà những sản phẩm đó lại ngay cạnh chúng ta mà chưa được phát huy. Phải chuyển những ý tưởng đó thành ngành nghề thi dân mới nhanh giàu lên được. 

 

“Khó khăn lớn nhất là thị trường tiêu thụ. Nếu chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún thì khó hình thành kênh hàng hóa quy mô lớn, ổn định được chưa nói thiếu cán bộ kỹ thuật”, thầy Đoàn Đức Lân, trưởng khoa nông lâm, Trường Đại học Tây Bắc, băn khoăn. 

 

Phát triển bền vững với nông nghiệp bằng bản sắc, thế mạnh sẵn có ở Tây Bắc, giúp dân phát triển ngành nghề. Đó cũng là ý tưởng xanh - ông Lê Xuân Khoa, quản lý Dự án Táo xanh, chia sẻ.

 

“Tháng 6 tới, trường sẽ tham gia dự án chăn nuôi bò thịt tại bốn bản thí điểm của hai huyện Thuận Châu và Mai Châu do Australia tài trợ, phối hợp với Viện Chăn nuôi”, thầy Đoàn Đức Lân, tiết lộ, “Phát triển chăn nuôi ở nông hộ nhỏ nhằm cải thiện thu nhập cho nông dân nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững và môi trường.”

 

 

Bài, ảnh: Phạm Mạnh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thầy trò Tây Bắc bàn cách nuôi gà, lợn rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI