Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
GS Nguyễn Lân Hùng, Giám đốc Trung tâm Sinh học Thực nghiệm Đại học Sư phạm Hà Nội, người đã kinh qua nhiều tỉnh thành hỗ trợ kỹ thuật cho bà con chăn nuôi, chia sẻ: “Tây Bắc không quan tâm đến vấn đề chúng tôi quan tâm. Đó là tiềm năng rất lớn, chưa được phát huy đầy đủ, đất đai rộng rãi, khí hậu thuận lợi đối với vật nuôi cây trồng.”
GS Nguyễn Lân Hùng chia sẻ cách làm giàu với thầy trò Trường Đại học Tây Bắc
Sơn La có tài nguyên thiên nhiên phong phú, rất thuận lợi cho việc nuôi các loài động vật như trâu, gà, lợn rừng, dũi, rắn hổ mang, giun, cầy hương hay các loài thực vật như thanh long, bơ, mít, cây bông, nấm sò.
Thầy Vũ Sỹ Tuân, Trường THPT Thuận Châu, tỉnh Sơn La, đặt vấn đề với thầy Đoàn Đức Lân (trưởng khoa nông lâm, Trường Đại học Tây Bắc) rằng muốn thuê khuôn viên xung quanh Trường Đại học Tây Bắc để nuôi gà và lợn rừng, kết hợp trồng cao su. Sinh viên, nông dân, những người có tham vọng làm giàu, có thể cùng tham gia góp vốn.
Đề cập đến vấn đền kinh phí thuê đất và giống nuôi sẽ lấy ở đâu, thầy Tuân cho rằng mọi người cứ nói là không có tiền. Tiền ở trong túi mọi người đấy thôi. Đừng trông chờ ở bên ngoài, mọi người có thể góp cổ đông, cùng làm sẽ được. Mỗi người góp sức nhỏ sẽ làm được việc lớn.
“Người nào có thì góp vài ba chục triệu, người ít thì một vài triệu đồng”, thầy Tuân nói, “Nếu sợ mất một vài triệu đồng thì không làm được việc lớn.”
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng với trường Đại học Tây Bắc
“Miền núi nên bắt tay vào nuôi con dũi, giá bán thịt khoảng 500.000 đồng/1kg” GS Nguyễn Lân Hùng nói.
Hay nuôi cầy hương cũng tốt, 10m2 ta có thể nuôi được hơn 40 con, giá bán thịt hiện nay vào khoảng trên dưới 1.000.000 đồng/1kg. Cầy hương cũng ăn các loại hoa quả như chuối tiêu. Thậm chí có nơi họ nấu cháo đường ép nó vẫn phải ăn.
“Tôi muốn Tây Bắc nuôi lợn rừng vì loài này chủ yếu ăn các loại thực vật như củ chuối, rễ cây, dây khoai lang, v.v… Nuôi lợn rừng chúng ta không phải xây chuồng mà chỉ cần có bãi rộng rãi, quây lưới B40. Tây Bắc đưa lợn rừng vào nuôi rất hợp lý mà giá lại cao, khoảng 300.000 đồng/1kg.” GS Hùng thổ lộ.
Phải biết biến con vật thành con vật đắt tiền mà những sản phẩm đó lại ngay cạnh chúng ta mà chưa được phát huy. Phải chuyển những ý tưởng đó thành ngành nghề thi dân mới nhanh giàu lên được.
“Khó khăn lớn nhất là thị trường tiêu thụ. Nếu chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún thì khó hình thành kênh hàng hóa quy mô lớn, ổn định được chưa nói thiếu cán bộ kỹ thuật”, thầy Đoàn Đức Lân, trưởng khoa nông lâm, Trường Đại học Tây Bắc, băn khoăn.
Phát triển bền vững với nông nghiệp bằng bản sắc, thế mạnh sẵn có ở Tây Bắc, giúp dân phát triển ngành nghề. Đó cũng là ý tưởng xanh - ông Lê Xuân Khoa, quản lý Dự án Táo xanh, chia sẻ.
“Tháng 6 tới, trường sẽ tham gia dự án chăn nuôi bò thịt tại bốn bản thí điểm của hai huyện Thuận Châu và Mai Châu do Australia tài trợ, phối hợp với Viện Chăn nuôi”, thầy Đoàn Đức Lân, tiết lộ, “Phát triển chăn nuôi ở nông hộ nhỏ nhằm cải thiện thu nhập cho nông dân nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững và môi trường.”