Sống xanh » Trường học xanh
Khởi động chương trình SOS bảo vệ động vật hoang dã năm học 2013-2014
(18:07:53 PM 26/09/2013)Chương trình SOS năm học 2013 – 2014 khởi động tại Trường Trung học cơ sở Đồng Khởi, quận Tân Phú với chủ đề “Voi Châu Á”
Theo đó, năm học 2013-2014 này dự kiến sẽ có khoảng 30.000 học sinh tại các quận Tân Phú, Tân Bình, Bình Tân và Gò Vấp (thành phố Hồ Chí Minh) được tham quan Triển lãm Lưu động SOS. Thực hiện từ tháng 12/2011, triển lãm lưu động SOS đã diễn ra thành công tại 48 trường trung học cơ sở thuộc quận 1, quận 3, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận 5 và quận 6 với sự tham gia của 30.000 học sinh và giáo viên.
Trong khuôn khổ buổi lễ đã diễn ra Triển lãm lưu động SOS với hai hợp phần mới là học sinh và giáo viên tham quan Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi và Tích hợp giáo dục bảo vệ động vật hoang dã vào môn sinh học lớp 7.
Cũng tại buổi lễ, nhóm sinh viên tình nguyện Triển lãm SOS và đại diện Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai đã thể hiện hoạt cảnh “Bạn biết gì về Voi” nhằm cung cấp thông tin thú vị và những con số đáng báo động về sự sụt giảm loài Voi Châu Á tại Việt Nam. Nhiều đại biểu và học sinh cũng đã góp sức vẽ bức tranh đàn voi rừng Châu Á đầy màu sắc trên diện tích gần 15 m2 trên vách Lều triển lãm SOS với thông điệp “Nói không với động vật hoang dã trái phép”, “Chung sức bảo vệ kiệt tác Voi Châu Á”.
Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Triển lãm lưu động SOS triển khai từ cuối năm 2011, đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ đông đảo học sinh và giáo viên các trường trung học cơ sở thuộc địa bàn thành phố. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cam kết cộng tác, hỗ trợ Tổ chức WAR và Chi cục Kiểm lâm triển khai thêm hoạt động tham quan Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi và đưa nội dung giáo dục bảo vệ động vật hoang dã vào một số bài trong môn sinh học lớp 7, nhằm tăng cường công tác giáo dục học sinh, bảo vệ động vật hoang dã khỏi tiêu thụ trái phép.
Theo ông Nguyễn Vũ Khôi, Giám đốc Tổ chức WAR, thời gian qua WAR đã phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nhiều vụ việc vi phạm về động vật hoang dã do học sinh và người dân thông báo. Điều này cho thấy công tác giáo dục bảo vệ động vật hoang dã khỏi tiêu thụ trái phép là hướng đi đúng đắn, nhằm giảm thiểu hiện trạng tiêu thụ trái phép sản phẩm động vật hoang dã hiện nay.
Theo Tổ chức WAR, tại Việt Nam, trong gần 4 năm qua có 28 con voi rừng và 10 con voi nhà đã chết. Đến năm 2010, Việt Nam chỉ có khoảng 75-130 cá thể Voi Châu Á hoang dã. Voi là loài thường bị sử dụng làm đồ trang sức nhiều nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian gần đây, không chỉ voi đực mà cả voi cái và voi con cũng bị giết để lấy da, đế chân răng, thịt và lông đuôi vì nguồn lợi kinh tế, đẩy loài voi ở Việt Nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong thập kỷ tới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu
- Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường
- Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường
- Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM công bố Nghị quyết bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng và Kế toán trưởng
- Tập huấn mở rộng về Rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Thủ Đức
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: Ký kết hợp tác và khánh thành mô hình Vườn thực phẩm cộng đồng
- Bản lĩnh tuổi hai mươi
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.