»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:06:42 PM (GMT+7)

Giáo dục song ngữ tạo cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số

(14:05:32 PM 16/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Nhằm giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số vượt qua rào cản về ngôn ngữ, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hợp tác triển khai thực hiện Chương trình giáo dục song ngữ tại ba tỉnh: Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh với các ngôn ngữ của dân tộc Mông, Jrai và Khơ-me.

( Ảnh minh họa )

 

Chương trình nhằm giúp trẻ em dân tộc thiểu số khi bắt đầu đi học sẽ được tiếp cận với tiếng Việt thông qua tiếng mẹ đẻ. Từ lớp 5 trở lên, các em có thể thông thạo cả hai thứ tiếng ở mức có thể tự tin học bằng tiếng Việt. Chương trình này được thực hiện đến cuối năm 2015, kết quả sẽ là tiền đề để xây dựng một chính sách về giáo dục song ngữ phù hợp và bền vững kèm theo những hướng dẫn thực tế để có thể nhân rộng ở nhiều địa phương. 


Việt Nam là một đất nước có nhiều dân tộc và có nền văn hóa đa dạng. Một số nhóm dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn và chỉ sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình. Tuy nhiên, ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong nhà trường lại là tiếng Việt và chính điều này đã tạo ra rào cản ngôn ngữ cho nhiều trẻ em dân tộc thiểu số khi đến trường, làm các em không thể tham gia một cách tích cực và tự tin vào bài học, do đó các em có kết quả học tập yếu kém hơn nhiều so với trẻ em dân tộc Kinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học của trẻ em dân tộc thiểu số thấp hơn so với trẻ em dân tộc Kinh. 

Chia sẻ thông tin về kế hoạch hợp tác, hỗ trợ chương trình giáo dục song ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số, bà Lotta Sylwander, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho biết: Hiện nay, UNICEF đang thực hiện Chương trình giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ, trong đó nhấn mạnh rằng trẻ em dân tộc thiểu số sẽ học tốt hơn nếu bắt đầu bằng tiếng mẹ đẻ. Ngay từ bậc mầm non, trẻ em ba nhóm dân tộc thiểu số Mông, J'rai và Khơ-me được học bằng tiếng mẹ đẻ và học kiến thức cơ bản. Sau đó, ở cấp tiểu học, các em tiếp tục được học bằng tiếng mẹ đẻ qua các cô giáo cùng dân tộc với mình. Khi lên lớp 3, tiếng Việt bắt đầu được đưa vào như một ngôn ngữ giảng dạy và tiếp tục duy trì ở lớp 4 và lớp 5. Đến lớp 5, học sinh đã thực sự thành thạo cả hai ngôn ngữ, đạt chuẩn của chương trình quốc gia và có thể nghe hiểu hoàn toàn khi đọc, nói và viết bằng tiếng mẹ đẻ cũng như bằng tiếng Việt. Kết quả học tập của ba nhóm dân tộc thiểu số này trong kỳ kiểm tra chuẩn kiến thức kỹ năng quốc gia những năm qua đa phần là tốt. Đây cũng là một cách mà UNICEF hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện hệ thống nhà trường giúp hòa nhập nhóm trẻ em bị thiệt thòi. 

Trong quá trình triển khai, UNICEF đã giúp đỡ kỹ thuật và tài chính để việc xây dựng giáo trình giảng dạy, tập huấn giáo viên, vận động chính sách, thực hiện các nghiên cứu theo dõi kết quả học tập. Chương trình cũng nhận được sự hỗ trợ và tham gia nhiệt tình của lãnh đạo địa phương, cha mẹ học sinh và cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học song ngữ và hỗ trợ tài chính để sửa sang trường lớp cho học sinh. 
Thời gian tới, UNICEF sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh chương trình giáo dục song ngữ để ngày càng có nhiều hơn học sinh dân tộc thiểu số được tham gia học tập vui vẻ, tích cực và có kết quả tốt.
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giáo dục song ngữ tạo cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI