»

Thứ tư, 22/01/2025, 08:04:29 AM (GMT+7)

Dạy hay kinh doanh môn tiếng Anh?

(10:26:23 AM 22/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Phần lớn các trường tiểu học đều có thêm ít nhất một chương trình tiếng Anh ngoài chương trình chính thức hoặc phần mềm hỗ trợ học sinh học ngoại ngữ. Phụ huynh luôn ở thế thụ động khi phải thêm một khoản tiền không nhỏ.

Dạy[-]hay[-]kinh[-]doanh[-]môn[-]tiếng[-]Anh[-]?
Học sinh Trường tiểu học Quỳnh Lôi, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội trong một giờ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài - Ảnh: Nguyễn Quý Trung



1 trường, 2 chương trình liên kết


Từ nhiều năm nay, phong trào liên kết với các trung tâm ngoại ngữ để dạy tiếng Anh của các trường tiểu học ở Hà Nội, đặc biệt các quận nội thành, khá rầm rộ. Thậm chí một trường có 2 chương trình liên kết trở lên cũng khá phổ biến, trong đó thường một chương trình học phí rẻ hơn chương trình còn lại để xem như phụ huynh có nhiều lựa chọn.

Anh K., một phụ huynh có con học lớp 1 Trường tiểu học Ái Mộ, Q.Long Biên, Hà Nội, cho biết trường này dạy học đồng thời 2 chương trình tiếng Anh, một của DynEd (học phí gần 200.000 đồng/tháng) và một của Language Link (khoảng 6 triệu đồng/năm). Mỗi tuần học sinh sẽ học 2 tiết tiếng Anh liên kết.

Một phụ huynh Trường tiểu học Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân cũng cho biết trường đang thực hiện 2 chương trình tiếng Anh. Một học trên mạng, có thầy cô người Việt hướng dẫn. Chương trình còn lại theo giáo trình Language Link, học phí 3,5 triệu đồng/học kỳ.

Chị Th., phụ huynh có con học lớp 3 Trường tiểu học Đền Lừ, Q.Hoàng Mai cũng kể: “Nhà trường thực hiện cùng lúc 2 chương trình. Năm ngoái tôi cho con học Language Link vì nghĩ chương trình liên kết với trung tâm uy tín nhưng về sau tôi thấy dường như con cũng chẳng học được gì trong khi học phí lại rất cao. Năm nay tôi đăng ký chương trình Bình Minh với học phí gần 100.000 đồng/tháng”.

Mập mờ thông tin để thu học phí hợp pháp

Đặt vấn đề tại sao lại nhiệt tình với những chương trình liên kết tiếng Anh, hiệu trưởng một số trường tiểu học mà chúng tôi tiếp xúc đều giải thích rằng trừ một số rất ít trường thực hiện chương trình thí điểm theo Đề án Ngoại ngữ 2020 học 4 tiết/tuần, phần lớn học sinh theo chương trình tiếng Anh tự chọn của Bộ GD-ĐT chỉ được học 2 tiết/tuần. Với thời lượng đó, chất lượng dạy học tiếng Anh sẽ không như mong muốn, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội là thành phố lớn, phụ huynh đặt nhiều kỳ vọng về năng lực ngoại ngữ của con em mình. Vì thế, từ những năm 2006 - 2007, hàng loạt trường đã “linh động” liên kết với các trung tâm ngoại ngữ để dạy tăng cường cho học sinh với thời lượng phổ biến 2 tiết/tuần.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với các phụ huynh, chúng tôi nhận thấy vấn đề ở khía cạnh khác. Theo luật Giáo dục, học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí nhưng nhờ liên kết tổ chức dạy học môn tiếng Anh với trung tâm ngoại ngữ, các trường tiểu học ở Hà Nội được thu học phí một cách hợp pháp.

Theo đúng luật, học sinh nếu theo học chương trình tiếng Anh tự chọn hoặc thí điểm theo Đề án Ngoại ngữ 2020 đều hoàn toàn miễn học phí. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, các phụ huynh đều khẳng định họ không biết rằng có thể học tiếng Anh tại trường không mất phí. Chị Th., phụ huynh khối 3 Trường tiểu học Đền Lừ, khẳng định: “Không ai biết ở lớp có buổi nào không mất tiền hay không. Mọi người chỉ biết có buổi mất tiền và đóng học phí như thế nào. Nếu biết thì tôi đã không đăng ký vì hiện tại tôi đang cho con học tiếng Anh ở một trung tâm khá uy tín ở gần nhà”.

Mất tiền để con học lớp tốt

Phụ huynh thì có nhiều lý do đăng ký cho con học các chương trình tiếng Anh liên kết.

Chị Y., phụ huynh Trường tiểu học Lê Văn Tám, Q.Hai Bà Trưng, cho biết: “Con tôi học chương trình Language Link tại trường, học phí thu tương đương như ở trung tâm trong khi chất lượng khó mà bằng ở trung tâm. Kể ra cũng số tiền đó mà cho con học ở một trung tâm mình tin tưởng thì tốt nhất. Nhưng có một lý do tế nhị khiến tôi muốn cho con học lớp Language Link ở trường là bởi muốn con được học cùng các bạn có gia đình cũng có ý thức và điều kiện chăm lo việc học tập của con”. Còn chị V., phụ huynh Trường tiểu học Ái Mộ, Q.Long Biên, giải thích: “Con tôi chưa được học tiếng Anh bao giờ nên tôi cũng muốn cho con tiếp xúc sớm với người nước ngoài để cháu phát âm được tốt hơn, trong khi đi học ở trung tâm thì tôi không có điều kiện đưa đón. Với lại tôi nghe nói nhà trường toàn bố trí cô giáo tốt chủ nhiệm các lớp học sinh học chương trình Language Link. Người ta mất bao tiền để “chạy” lớp, thôi thì con mình cũng mất tiền nhưng lại được học cả tiếng Anh, được chọn cả lớp tốt”.

Với những trường tiểu học có nhiều hơn một lựa chọn thì nhiều phụ huynh đã chọn chương trình... rẻ hơn. Những trường hợp này, phần lớn phụ huynh không biết con mình được học những gì trong tiết tiếng Anh ở trường. “Thôi thì xem đó như một khoản mặc nhiên phải đóng, bởi xác định một khi đã cho con học trường công nếu không có khoản này thì cũng sẽ có khoản khác kiểu như thế”, chị Th.Anh, phụ huynh Trường tiểu học Thanh Xuân Trung, chia sẻ.

Nhu cầu cho con em học thêm ngoại ngữ là chính đáng, song cần thiết phải áp dụng những chương trình được thẩm định khách quan có chất lượng cao và nên căn cứ vào điều kiện kinh tế của phụ huynh ở từng khu vực.

Nhiều phần mềm hỗ trợ


Rất đông phụ huynh có con học tiểu học ở TP.HCM hằng tháng phải đóng thêm một khoản tiền cho các phần mềm hỗ trợ tiếng Anh. Có trường thậm chí dùng đến 2 phần mềm hỗ trợ.

Cách đây khoảng 5 năm, Sở GD-ĐT TP.HCM bắt đầu triển khai các phần mềm tiếng Anh như DynEd, Phonics-Learning Box-UK,

E-Study... vào các trường tiểu học. Tuy nhiên đến năm học này, hầu như chỉ còn 2 phần mềm được nhiều trường sử dụng là DynEd, i-Learn. Những phần mềm này đều do các công ty thực hiện, thêm các trang thiết bị khác như bảng tương tác, máy tính bảng...

Ở một trường tiểu học tại Q.4, học sinh chương trình tiếng Anh tăng cường sẽ học phần mềm i-Learn còn học sinh chương trình Đề án 2020 học phần mềm DynEd. Còn ở Q.1, Q.12 có trường sử dụng DynEd cho học sinh cả hai chương trình.

Mức phí cho các phần mềm hỗ trợ này mỗi trường mỗi khác. Cùng dùng DynEd nhưng học sinh của Q.4 đóng 170.000 đồng/tháng, còn ở Q.1 thì đóng 180.000 đồng/tháng, trong khi Q.12 thì chỉ đóng khoảng 130.000 đồng.

Không ai biết ở lớp có buổi nào không mất tiền hay không. Mọi người chỉ biết có buổi mất tiền và đóng học phí như thế nào. Nếu biết thì tôi đã không đăng ký- Một phụ huynh Trường tiểu học Đền Lừ (Hà Nội)

(Theo TNO)
Từ khóa liên quan: Dạy, hay, kinh doanh, môn tiếng Anh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dạy hay kinh doanh môn tiếng Anh?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI