»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:11:22 AM (GMT+7)

Bản đồ học – ngành bị lãng quên: Thiếu định hướng, lạc toạ độ

(22:39:33 PM 01/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Chuyên ngành bản đồ (thuộc hệ Khoa học trái đất) dù đã được bộ Giáo dục và đào tạo miễn giảm 100% học phí nhưng vẫn không lôi cuốn người học, bởi điều cần thiết hơn là gây hứng thú và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông lại đang bị bỏ qua...

 

Không thể giảng mãi trên bản đồ giấy 

 

ban[-]do
 
ThS Lê Thuỳ Ngân giới thiệu một loại bản đồ chuyên đề đầy trực quan dành cho học sinh tiểu học ở Mỹ. Ảnh: Trung Dũng

 TS Lê Minh Vĩnh, trưởng bộ môn bản đồ – viễn thám – GIS, khoa địa lý đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cùng giảng viên Lê Thuỳ Ngân hồ hởi giới thiệu các loại bản đồ vừa lấy ra từ phòng tư liệu. Ở đó, có những loại bản đồ dành cho học sinh tiểu học Mỹ, đầy hình ảnh, thông tin bởi ngay từ nhỏ, học sinh của họ đã được làm quen với bản đồ. Kế đến là những loại bản đồ đang dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu, ứng dụng tin học trong việc số hoá để giảng dạy của nghiên cứu sinh ngành sư phạm ở Việt Nam. Điều đó khiến chúng tôi nhớ lại ý kiến của sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang, khoá K53 ngành bản đồ – khoa địa lý, đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội: “Ba năm học phổ thông chúng em thường chỉ được nghe giảng địa lý qua sách giáo khoa và bản đồ giấy, nên dù cô giáo có giảng về việc nhập khẩu cái này, xuất khẩu cái kia rồi các địa danh lịch sử, du lịch hay đến mấy, bọn em cũng khó mà thấy hấp dẫn”. Chính vì lý do đó mà theo sinh viên này, khi vào học ngành bản đồ sinh viên không hình dung được học đại học lại có những chuyên ngành phân nhánh cụ thể như địa mạo, sinh thái cảnh quan môi trường, địa nhân văn và kinh tế sinh thái... “Đặc biệt thời gian thực tế ở bên ngoài rất nhiều khiến em thấy trái đất, hành tinh xanh trở nên gần gũi chứ không khô khan như trên trang bản đồ giấy”, Thu Trang cho biết.

 

TS Vũ Kim Chi, giảng viên bộ môn bản đồ viễn thám, khoa địa lý đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội chia sẻ: “Tôi có nhiều năm học tại nước ngoài. Ở nước bạn, môn địa bậc phổ thông họ đưa hệ thống bản đồ vào dạy rất sớm. Còn bậc phổ thông chúng ta có quá ít các buổi thực tập thiên nhiên”. Đồng quan điểm, TS Đinh Thị Bảo Hoa, chủ nhiệm bộ môn bản đồ viễn thám, khoa địa lý, đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, cho rằng: “Nếu chương trình giáo khoa chưa đổi được ngay thì nên bổ sung những buổi ngoại khoá để học sinh được tương tác với máy tính. Ngoài ra các trường phổ thông có thể đặt hàng với các khoa chuyên ngành các trường đại học. Bộ có thể yêu cầu từng trường liên kết, chúng tôi sẵn sàng cùng sinh viên của khoa về làm tình nguyện viên tương tác đến giao lưu trực tiếp. Đấy là cách làm nhanh nhất và tôi tin sẽ lôi cuốn được các em”. Theo TS Bảo Hoa, việc giảm học phí như ngành sư phạm hiện nay chỉ mới giải quyết được phần ngọn, trong khi để học sinh không quay lưng với ngành học thì cần cải tổ từ chương trình địa lý phổ thông.

 

 

Bản đồ phải thành một trong những kỹ năng cơ bản để học sinh biết và có thói quen sử dụng, hiểu được bản đồ dùng làm gì qua các bài học, không chỉ môn địa lý mà cả lịch sử, sinh vật

Kỹ sư Phan Thị Phương Nam, phó chi cục trưởng chi cục Đo đạc và bản đồ phía Nam cho biết, số lượng đăng ký nguyện vọng một vào chuyên ngành này thực sự không nhiều, chủ yếu từ nguyện vọng 2 sang. Nguyên nhân là do giới thiệu ngành nghề chưa tốt, ở phổ thông học sinh chưa biết nhiều về ngành này, thiếu sự hướng nghiệp. Theo bà Phương Nam, “bản đồ phải thành một trong những kỹ năng cơ bản để học sinh biết và có thói quen sử dụng, hiểu được bản đồ dùng làm gì qua các bài học, không chỉ môn địa lý mà cả lịch sử, sinh vật…”

 

 

Khả năng nói có, thiết bị nói không 

 

ban[-]do
 
Sinh viên không thể chỉ được học qua bản đồ giấy. Ảnh: Thanh Tuyền

 Theo ThS Bùi Ngọc Quý, phó trưởng bộ môn bản đồ, khoa trắc địa đại học Mỏ – địa chất, nhiều đề tài nghiên cứu xuất hiện trên tạp chí chuyên ngành nước ngoài hoàn toàn nằm trong khả năng mình và các đồng nghiệp, nhưng thiết bị lại không cho phép. Một giảng viên bộ môn bản đồ viễn thám (ngại nêu tên) cho biết thêm: “Trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho giảng viên. Máy tính xách tay là giảng viên tự mua, các bạn sinh viên thì càng không thể mơ một phòng lab riêng”. ThS Quý thổ lộ, một server riêng cho bộ môn là mong ước của trường Mỏ – địa chất, bởi sử dụng server ảo trên máy tính cá nhân rất hạn chế trong việc giảng dạy. TS Kim Chi còn chia sẻ nỗi lo: cái mình hơn các nước là sử dụng phần mềm được... bẻ khoá, nếu họ thu tiền bản quyền mình không đủ tiền mua thì sẽ tụt hậu về công nghệ...

 

Với số thuê bao điện thoại di động (2G, 3G) hơn 127 triệu người, số người sử dụng internet hơn 30 triệu cùng sự phát triển mạnh mẽ của hệ thông tin địa lý cùng nhu cầu chỉ đường, du lịch, giao thông... ngày càng tăng, giảng viên bản đồ học đang ấp ủ cho ra đời ngành hệ thống thông tin địa lý. Tuy nhiên, theo TS Bảo Hoa, chương trình và nhân lực đã chuẩn bị xong nhưng ngành không thể mở bởi chưa có trong danh sách mã ngành của bộ! “Hiện chỉ có mã ngành hệ thống thông tin của đại học Công nghệ – đại học Quốc gia Hà Nội, nếu chúng tôi mở ra sẽ song song với ngành này. Nhưng với hệ thống thông tin địa lý thì địa lý là linh hồn của ngành học, còn công nghệ chỉ là công cụ. Chậm đưa vào mã ngành, đồng nghĩa với chúng ta đang chậm hội nhập, chậm chuẩn hoá với thế giới”, TS Hoa khẳng định.

 

 

Sẵn sàng chia sẻ tài liệu: “Trong chuyến công tác vừa rồi tôi đã được nước bạn cho copy toàn bộ dữ liệu ảnh miễn phí của cơ quan Không gian Hoa Kỳ (NASA) gồm ảnh của Việt Nam, Lào, Campuchia. Vừa rồi viện Rừng cũng sang xin sao chụp. Đây là nguồn tư liệu quý, đơn vị nào có nhu cầu chúng tôi sẵn sàng chia sẻ”

TS Vũ Kim Chi

 

Thiếu cán bộ chuyên môn sâu: “Người đầu ngành về bản đồ dần dần càng ít. Ngày xưa nguồn đào tạo chính là Liên Xô và người ta còn tập trung nghiên cứu về bản đồ nhiều, còn bây giờ tập trung vào GIS nên người quan tâm đến sự phát triển của bản đồ cũng giảm đi. Xét cho cùng, không có một nơi nào đào tạo chuyên sâu về bản đồ”

TS Lê Minh Vĩnh

Thanh Tuyền – Trọng Văn (SGTT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bản đồ học – ngành bị lãng quên: Thiếu định hướng, lạc toạ độ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI