Sống xanh » Trường học xanh
Xây nhà vệ sinh “khủng” ở Quảng Ngãi: “Ăn” dày quá!
(14:22:07 PM 10/06/2013)Trong lúc Quốc hội đang thảo luận về dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì thông tin về Trường THCS Long Hiệp (huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi) xây nhà vệ sinh chỉ 29 m2 nhưng ngốn đến 600 triệu đồng làm dư luận bất bình. Thực tế nhà vệ sinh này cũng như bao nhà vệ sinh ở các trường học khác, xây dựng đơn giản, thiết bị cũng rẻ tiền, nhưng giá thành lại quá cao.
Trường nghèo, xây nhà vệ sinh khủng
Đây không là trường hợp cá biệt, từ năm 2010 đến nay Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư xây 24 công trình tương tự với tổng kinh phí 12,27 tỉ đồng. Phần lớn số tiền này thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và môi trường nông thôn (Bộ NN và PTNT).
Trước hết, đây là điển hình cho sự lãng phí, bởi trong điều kiện trường học còn thiếu thốn nhiều thứ mà đầu tư quá lớn cho một nhà vệ sinh là không cần thiết. Trong khi còn rất nhiều học sinh hằng ngày phải học trong những ngôi trường trống hoác, nắng dọi mưa dột, không có vài chục ngàn để mua sách, vở thì việc “rộng tay chi bạo” cho một nhà vệ sinh thật là phản cảm và trêu ngươi. Và ngay trong tỉnh Quảng Ngãi hiện nay cũng còn không ít ngôi trường ọp ẹp, thiếu thốn đủ bề. “Chơi sang” như thế liệu có hợp lý trong tình hình khó khăn chồng chất của ngành giáo dục cả nước. Số tiền để xây nhà vệ sinh này có thể xây được hàng chục phòng học khang trang cho học sinh vùng sâu, vùng xa.
Bạn đọc Hoàng Long, cho biết: “Tôi làm nghề xây dựng. Với hình ảnh mà báo đã đưa về nhà vệ sinh này thì tôi nghĩ dù có xây dựng tại TP HCM cũng không quá 80 triệu đồng”. Bạn đọc này dẫn chứng: “Nhà tôi vừa xây xong vài tháng, rộng 35 m2, 2 tầng, 4 nhà vệ sinh sử dụng thiết bị của hãng American Standar, cầu thang và bếp lát đá granit. Nhà có 1 phòng khách, 2 phòng ngủ cửa gỗ sồi, 1 phòng bếp và 1 phòng làm việc. Tổng chi phí là 530 triệu đồng. So sánh với nhà vệ sinh trên thì con số 600 triệu đồng quả là không hiểu nổi”.
Nhiều bạn đọc đặt vấn đề: phòng vệ sinh rất bình thường liệu có giá cao như vậy? Ngay cả khách sạn 5 sao đầu tư nhà vệ sinh cùng diện tích cũng không đến số tiền đó. Ngành giáo dục của một tỉnh có đầy đủ ban bệ để thẩm định hạng mục đầu tư, chi phí, thi công… nhưng sao để lọt một công trình “đáng ngờ” này. Cơ quan chức năng cần có sự kiểm tra cụ thể để tiền ngân sách không bị chi tùy tiện như thế. Thật bất nhẫn khi vung tay xây nhà vệ sinh 600 triệu đồng trong khi còn nhiều trẻ phải nhịn đói đến trường.
“Đừng hô khẩu hiệu nữa!”
Bạn đọc Tư Tài, cho biết: “Thường thì nơi nào xảy ra sai phạm hoặc tiêu cực, tham nhũng mà lãnh đạo hay người có trách nhiệm nơi đó phát biểu "sẽ xử nghiêm, sai đâu xử đó" thì mọi người đều nghĩ ngay rằng chẳng có ai bị xử cả!? Mấy câu "khẩu hiệu" được lập trình sẵn như thế này người dân nghe riết đến nhàm chán và mất tin tưởng lắm rồi. Cứ đụng chuyện thì các vị lãnh đạo vô tư mang ra nói mà không cần biết dư luận hay người dân đang suy nghĩ gì (?!). Đất nước ngày càng phát triển, dân trí ngày càng cao mà các vị cứ chơi chữ để đánh đố người dân hoài”.
Nhiều bạn đọc nói thẳng, vụ việc diễn ra đã mấy năm mà cả Bộ NN và PTNT và Bộ GD-ĐT chẳng thấy sự bất thường của các công trình này sao? Xây nhà vệ sinh cấp 4 với giá 20 triệu đồng/m2 mà không ai thấy vô lý, tham nhũng thì ai còn dám tin vào các vị nữa. Giá trên tương đương với giá căn hộ cao cấp tại quận nội thành TP HCM (đã tính luôn cả giá đất).
Trong các chi phí “trên trời” của dự án nhà vệ sinh này có một khoảng gọi là chi phí tư vấn và chi phí khác 56,5 triệu đồng. Bạn đọc Thỏ Trắng, hoài nghi: “Chỉ cái nhà vệ sinh bé tẹo mà chi phí tư vấn và chi phí khác lên đến số tiền ấy thì kinh khủng quá. Chỉ với chi phí này thôi đã xây được một cái nhà vệ sinh tương tự. Ăn dày quá, ăn cả nhà vệ sinh của mấy cháu học sinh thì… bó tay”.
Lãng phí đi đôi với tham nhũng “Vẫn biết không chỉ có nhà vệ sinh không mà còn kèm theo các hạng mục phụ trợ khác, nhưng qua đây mới thấy rõ sự bất hợp lý của "định mức xây dựng" hiện hành và sự vô cảm của những "công bộc của dân" khi thẳng tay ký duyệt chi tiêu hoang phí từ tiền thuế của người dân. Lãng phí thường đi đôi với tham nhũng. Theo tôi, đây là một ví dụ minh họa rất sinh động để các đại biểu quốc hội thảo luận, có ý kiến về chuyện tham nhũng, lãng phí. Từ đó hy vọng những người có trách nhiệm lay động lương tâm mà có những việc làm cụ thể cho đất nước và nhân dân được nhờ” – bạn đọc Thanh Hoàng. |
Ý kiến bạn đọc về: Xây nhà vệ sinh “khủng” ở Quảng Ngãi: “Ăn” dày quá!
-
cat (23:25:51 PM 10/06/2013)Tiêu đề
Rất buồn vì tình trạng xã hội chúng ta càng ngày càng ngập trong nợ công , tham nhũng, trong khi đó người dân thì lao động khắc khổ, mất mùa, ,, rồi không biết những gì sẽ xảy ra vào ngày mai khi tình hình khí hậu toàn cầu đang có nhiều biến đổi , lũ lụt, hạn hán với mùa màng của họ phụ thuộc vào ông trời , hãy có tình thương họ để giữ lòng liêm chính như Bác đã dạy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu
- Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường
- Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường
- Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM công bố Nghị quyết bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng và Kế toán trưởng
- Tập huấn mở rộng về Rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Thủ Đức
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: Ký kết hợp tác và khánh thành mô hình Vườn thực phẩm cộng đồng
- Bản lĩnh tuổi hai mươi
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.