Chủ nhật, 24/11/2024, 13:12:49 PM (GMT+7)

Trung Quốc "đưa tên lửa đất đối không tới Hoàng Sa" Tin mới nhất

(10:46:20 AM 17/02/2016)
(Tin Môi Trường) - Hình ảnh vệ tinh dân sự do đài Fox News thu được cho thấy quân đội Trung Quốc đã triển khai một hệ thống tên lửa đất đối không tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trung[-]Quốc[-]"đưa[-]tên[-]lửa[-]đất[-]đối[-]không[-]tới[-]Hoàng[-]Sa"
Ảnh: ImageSat International

 

Theo hình ảnh vệ tinh được chụp bởi ImageSat International (ISI), 2 khẩu đội gồm 8 bệ phóng tên lửa và hệ thống radar đã được triển khai tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép), thể hiện ý đồ quân sự hóa biển Đông của Bắc Kinh, trái ngược hẳn với những gì nước này tuyên bố.

Theo Fox News đưa tin ngày 16-2, các bệ phóng được chuyển tới trong khoảng thời gian từ ngày 3 đến 14-2 vì trước ngày 3-2, chúng vẫn chưa xuất hiện trên đảo. Theo Reuters, một quan chức Mỹ xác nhận các bức ảnh vệ tinh là chính xác. Hệ thống tên lửa được xác định là HQ-9, gần giống hệ thống phòng không S-300 của Nga.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Bill Urban từ chối bình luận về các vấn đề liên quan đến tình báo nhưng khẳng định đang theo dõi sát tình hình.

Thông tin này được đưa ra giữa lúc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN diễn ra ở bang California. Trong tuyên bố chung ngày 16-2, có tới 3/17 điều nhấn mạnh tới vấn đề tranh chấp trên biển (trong bối cảnh này là biển Đông) và giải quyết các tranh chấp này cũng như bảo vệ tự do hàng hải tuy nhiên không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc.

HQ-9 có tầm bắn khoảng 201 km, có khả năng đe dọa máy bay quân sự và dân sự trong phạm vi hoạt động của nó. Động thái trên của Trung Quốc diễn ra vài tuần sau khi khu trục hạm tên lửa dẫn đường của Mỹ USS Curtis Wilbur tiếp cận trong vòng 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố hành động của Mỹ có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một phát ngôn viên của quân đội Trung Quốc cho biết Mỹ đã “vi phạm luật pháp” nước này qua hành động “cố tình khiêu khích” vừa nêu.

Cuối tuần qua, những hình ảnh vệ tinh mới nhất đăng trên tạp chí The Diplomat cho thấy hoạt động nạo vét và bồi lấp đang diễn ra tại 2 địa điểm mới - cách một căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm mà Bắc Kinh đang chiếm giữ trái phép 15 km. Hoạt động này được cho là bắt đầu sau ngày 2-12-2015, hình thành một dải đất mới liền kề đảo Bắc thuộc nhóm đảo An Vĩnh.

Ngoài ra, theo hình ảnh vệ tinh, Bắc Kinh đang xây dựng một căn cứ trực thăng trên đảo Quang Hòa thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, qua đó cho thấy nước này có thể đang phát triển một mạng lưới căn cứ ở biển Đông để hỗ trợ hoạt động của trực thăng săn ngầm.

Đầu tháng 1 năm nay, Trung Quốc thử nghiệm đường băng trên Đá Chữ thập bằng cách cho 2 máy bay dân sự hạ cánh tại đây. Lầu Năm Góc lo ngại chiếc máy bay tiếp theo có thể là máy bay quân sự.

(Theo Fox News, Reuters, NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trung Quốc "đưa tên lửa đất đối không tới Hoàng Sa"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI