Tin tức
Thứ sáu, 01/11/2024, 00:25:41 AM (GMT+7)
Giờ Trái Đất 2020: Thay đổi hành vi tiêu dùng là chìa khoá để đảo chiều mất đa dạng sinh học và suy thoái môi trường tự nhiên
(14:28:29 PM 28/03/2020)(Tin Môi Trường) - Thứ Bảy ngày 28 tháng 3 này, một lần nữa Giờ Trái Đất, một trong những phong trào môi trường lớn nhất hành tinh, sẽ lại truyền cảm hứng hành động tới hàng triệu cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ để bảo vệ hành tinh thân yêu của chúng ta. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 xảy ra khắp nơi trên thế giới, Giờ Trái Đất cho chúng ta một cơ hội để thể hiện sự đoàn kết, gắn bó và cùng nhau quyết tâm phục hồi và xây dựng một hành tinh sống tốt đẹp hơn.
>> Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh" >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững >> Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù >> Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
Đa dạng sinh học là mạng lưới của sự sống nuôi dưỡng tất cả chúng ta. Thế nhưng, mất đa dạng sinh học và suy thoái môi trường tự nhiên đang diễn ra một cách nhanh chóng và không theo tiền lệ. Rất nhiều nhà khoa học tin rằng sự tiêu dùng tăng chưa từng có của 7.6 tỷ người trên trái đất, dẫn tới gia tăng nhu cầu về năng lượng, đất và nước, đang khiến hành tinh của chúng ta bị tổn thương nghiêm trọng. Khí hậu bất ổn, sông biển cạn kiệt, đất cằn và rừng rỗng. Lần đầu tiên trong lịch sử Trái Đất, một loài duy nhất – Loài người – có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến như vậy lên hành tinh này.
Giờ Trái Đất tại Việt Nam
Trước những biến đổi nghiêm trọng của tự nhiên, Giờ Trái Đất 2020 tại Việt Nam kêu gọi tất cả mọi người thay đổi hành vi tiêu dùng để giảm tác động của mình tới môi trường thiên nhiên, đặc biệt trong ba lĩnh vực có ảnh hưởng tới môi trường lớn nhất: năng lượng; rác thải nhựa và động vật hoang dã. Thông điệp chính của chương trình là: Hãy thay đổi hành vi tiêu dùng vì một hệ sinh thái khoẻ mạnh.
Cùng hoà chung với tình hình tổ chức Giờ Trái Đất trên thế giới, tại Việt Nam, các hoạt động của chiến dịch tập trung trên mạng xã hội và trên truyền hình. Các thông tin mang tính giáo dục và truyền cảm hứng về ba chủ đề trên, đồng thời đưa ra những gợi ý thay đổi tích cực. Chương trình cũng nhận được sự ủng hộ của những nghệ sỹ và các cá nhân có sức ảnh hưởng cao như ca sĩ Min, người mẫu Trần Quang Đại, hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh, diễn viên Bảo Thanh, diễn viên Hồng Đăng, diễn viên Bình An, Á hậu cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018 Bùi Phương Nga, MC Trần Ngọc, Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2017 Vũ Hương Giang, Lifestyle Influencer Châu Bùi, ca sĩ Đức Phúc. Nhờ thế, thông điệp của Giờ Trái Đất đến được với nhiều người hơn.
Đặc biệt, một chương trình Toạ đàm với chủ đề của Giờ Trái Đất sẽ được phát sóng trên kênh VTV1 từ lúc 8.10 – 9.10 tối ngày 28 tháng 3. Chương trình là một diễn đàn trong đó các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, các tổ chức bảo tồn, doanh nghiệp và cá nhân chia sẻ những thách thức về môi trường mà chúng ta đang phải đối mặt. Những câu truyện đổi thay được chia sẻ trong toạ đàm cũng hy vọng có thể truyền cảm hứng hành động tới công chúng.
Và trong một tháng tới đây, người dân Hà Nội sẽ thấy các hộp điện trên các tuyến đường xung quanh khu vực Bờ Hồ được khoác những chiếc áo mới. Mỗi chiếc áo là một bức tranh với màu sắc tươi vui đi cùng với một lời nhắc nhở nhẹ nhàng cho mỗi chúng ta: hãy thay đổi thói quen tiêu dùng của mình vì một môi trường sống tốt đẹp hơn cho chính chúng ta.
Năm 2020, WWF là đơn vị thực hiện chính chương trình Giờ Trái Đất với sự hỗ trợ và đồng hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công thương.
Giờ Trái Đất trên thế giới
Giờ Trái Đất 2020 sẽ chứng kiến mọi người trên khắp thế giới cùng lên tiếng kêu gọi hành động vì những vấn đề môi trường cấp bách ở quốc gia của họ. Những sự kiện trực tuyến chưa từng được tổ chức trước đây sẽ huy động hàng triệu người tham gia vào Giờ Trái Đất trên mạng internet.
Nam Phi đang triển khai chiến dịch số “Sức mạnh cho Con người” với chủ đề về các nguồn năng lượng sạch và đáng tin cậy. Singapore lần đầu tiên sẽ trực tuyến hoá hoàn toàn các hoạt động của sự kiện. Giờ Trái Đất 2020 – Trực tiếp và Ngắt nguồn, sẽ được truyền hình trực tiếp trên mạng internet với mục đích kết nối những tiếng nói của Singapore vì môi trường. Thế hệ trẻ của Nepal sẽ cùng nhau đoàn kết trên internet để lên tiếng vì hành tinh này và chia sẻ những tác phẩm nghệ thuật, những bức ảnh và suy nghĩ của mình về sự cấp thiết của việc bảo vệ và trân trọng thiên nhiên. Giờ Trái Đất Qatar hợp tác với AYCM Qatar, Cộng đồng Kiến tạo Toàn cầu Doha Hub (Global Shapers) và diễn đàn trực tuyến AmpUp Videos cho phép mọi người sử dụng filter Giờ Trái Đất khi quay video và đăng tải trên Facebook, Twitter và Instagram. Úc cũng sẽ tắt đèn và truyền hình trực tiếp Giờ Trái Đất trên mạng xã hội #EarthHourLive, với sự tham gia của các chuyên gia và nghệ sĩ hài cùng nhiều màn biểu diễn âm nhạc thú vị. Gold Coast- Reef Check Australia và Yogaventures sẽ tổ chức chương trình Tắt điện tới Tắt điện: Thư giãn Yoga Nidra trong Ánh nến. Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ tổ chức một chiến dịch số kêu gọi hành động vì thiên nhiên.
Năm 2020 là một năm bản lề trong đó các nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ đưa ra những quyết định quan trọng liên quan tới thiên nhiên, biến đổi khí hậu và phát triển. Diễn ra trước những phiên họp quốc tế này, Giờ Trái Đất là một cơ hội để các công dân, các tổ chức dân sự xã hội, các nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà hoạt động về môi trường một cơ hội để lên tiếng ủng hộ Một bản Thoả thuận mới về Thiên nhiên và Con người. Bản Thoả thuận này đặt mục tiêu tới năm 2030 chúng ta sẽ giảm được một nửa tác động của con người lên tới môi trường tự nhiên; không còn tuyệt chủng loài do tác động của con người; và không còn suy thoái sinh cảnh tự nhiên.
LÊ PHƯƠNG KHANH
Gửi ý kiến bạn đọc về: Giờ Trái Đất 2020: Thay đổi hành vi tiêu dùng là chìa khoá để đảo chiều mất đa dạng sinh học và suy thoái môi trường tự nhiên
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Việt Nam nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ở giữa Biển Đông
- Bắt phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai
- Việt Nam - Nhật Bản ký kết ghi nhớ hợp tác về môi trường
- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/1/2024.
- Cúc mâm xôi nhiều màu mới ở làng hoa Sa Đéc không đủ bán
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Xem xét, xử lý các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan trong thực hiện các dự án năng lượng tái tạo
- Quốc hội sẽ họp bất thường vào 15/1/2024 để thông qua luật Đất đai
- Ba bộ vào cuộc phân định vùng đệm di sản khu đô thị 10B lấn vịnh Hạ Long
- Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Công nhận cây Muỗm tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa) là Cây Di sản Việt Nam
- VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Công nhận cây Muỗm tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa) là Cây Di sản Việt Nam
- VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
(Tin Môi Trường) - Nhiều giải pháp về việc Giảm CO2 được đề xuất là kết quả nổi bật mà hàng chục đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra trong Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” (tiếng Anh là Workshop on the Impact Assessment and CO2 Reduction) được tổ chức tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc.
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.