Tin tức
Campuchia di dời khoảng 1.000 hộ người Việt trên sông Tonle Sap
(20:27:44 PM 06/10/2015)
Khoảng 1.000 hộ gia đình người Việt sống dọc con sông Tonle Sap bị di dời. Ảnh: booking your travel
Ông Sun Sovannarith, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Kompong Chhnang, cho biết giới chức trách đã thông báo cho những người dân nói trên về việc di dời vào tuần trước.
Theo quan chức này, các hộ dân sẽ được đưa đến khu vực mới cách đó khoảng 3 km và đây là việc làm cần thiết để cải thiện mỹ quan cho tỉnh Kompong Chhnang cũng như thúc đẩy du lịch. Ông Sovannarith tiết lộ họ dự tính xây một công viên dọc bờ sông.
“Chúng tôi có kế hoạch tổng thể 5 năm (2015-2019) để phát triển TP Kompong Chhnang. Tỉnh trưởng đã thông báo cho tổng cộng 1.486 hộ gia đình người Khmer, Chăm và Việt Nam phải di dời từ ngày 15 đến 25-10. Đến nay, khoảng 90% trong số này đã đồng ý” - ông nói.
Theo ông Sovannarith, 1.486 hộ gia đình nói trên có thể ở lại nơi ở mới thêm 2 năm nữa trong khi đợi chính quyền tìm đất cho họ tái định cư lâu dài.
Tuy nhiên, ông Nguyen Yon Mas, đại diện cho khoảng 800-900 người Việt sống ở các làng nổi, cho hay họ đã cư ngụ tại đây từ khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ năm 1979 và không muốn rời đi. Theo ông Mas, chỉ có khoảng 200 gia đình người Việt đã chuyển đến nơi ở mới. Ông Mas cho hay: “Họ buộc chúng tôi rời đi. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều gia đình nghèo khó”.
Theo ông, nhiều gia đình có đất trên bờ nên có thể lên đó sống nhưng đối với những hộ không có đất, họ lo lắng rằng chính quyền chỉ hứa miệng. Hơn nữa, ông Mas nói nơi ở mới không đảm bảo an ninh và mưu sinh.
"Nơi ở cũ an toàn vì có nhiều cây cối bao quanh nhưng nơi ở mới lại trơ trọi. Nếu có bão lớn, chúng tôi sẽ gặp thảm họa. Nơi ở mới cũng không có điện, nước sạch và cách xa chợ nên khó bán cá đánh bắt được" - ông Mas nói.
Ông Toth Kimsroy, điều phối viên của tỉnh Kompong Chhnang thuộc Tổ chức Quyền của người thiểu số, bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định di dời vì việc sinh sống trên sông gây ô nhiễm. Tuy nhiên, ông cho rằng chính quyền cần tích cực tìm đất cho người dân.
Ông Kimsroy ước tính 80% số người dân sống trên các làng nổi ở Kompong Chhnang là người gốc Việt, đến Campuchia trong giai đoạn 1979-1983 và chỉ có một số có quốc tịch Campuchia.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Việt Nam nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ở giữa Biển Đông
- Bắt phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai
- Việt Nam - Nhật Bản ký kết ghi nhớ hợp tác về môi trường
- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/1/2024.
- Cúc mâm xôi nhiều màu mới ở làng hoa Sa Đéc không đủ bán
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Xem xét, xử lý các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan trong thực hiện các dự án năng lượng tái tạo
- Quốc hội sẽ họp bất thường vào 15/1/2024 để thông qua luật Đất đai
- Ba bộ vào cuộc phân định vùng đệm di sản khu đô thị 10B lấn vịnh Hạ Long
- Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.